Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là mối quan tâm đặc biệt của người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội. Để người lao động và người sử dụng lao động hiểu rõ được những quy định đặc thù đối với nhóm nghề, công việc này. Thế giới việc làm sẽ liệt kê Danh Mục Nghề, Công Việc – Nặng Nhọc – Độc Hại – Nguy Hiểm Mới Nhất qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Nghề, công việc, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là gì?
Ngh,ề công việc, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định cụ thể ở điều 22 của luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, Luật này đã được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ hợp thứ 9 thông qua ngày 25/06/2015.
Tiêu chuẩn xác định nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
- Tiêu chuẩn về ngành nghề kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp: tiêu chuẩn về ngành nghề kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp đó phải khớp với ngành nghề được quy định dại danh mục nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm.
- Tiêu chuẩn về chức danh, công việc: chức danh, công việc của người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải trùng khớp với công việc được liệt kê trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Tiêu chuẩn về đặc điểm của điều kiện lao động: điều kiện lao động của nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm trên thực tế phải giống với điều kiện lao động được quy định trong danh mục nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm.
>>Xem thêm:
- Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta
- Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc
Danh mục nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm mới nhất
Ngành khai thác khoáng
- Vận hành bơm tuyển quặng sắt trong hầm: Làm việc dưới hầm sâu, lầy lội, chật hẹp, thiếu ánh sáng, ảnh hưởng của tiếng ồn.
- Vận hành máy sàng quay to tuyển quặng sắt: Làm việc trên sàn cao, chịu tác động của tiếng ồn cao.
- Vận hành máy nghiền to tuyển quặng sắt: Làm việc dưới hầm sâu, chật hẹp, lầy lội, thiếu ánh sáng, ảnh hưởng của ồn.
- Vận hành băng tải tuyển quặng sắt hầm ngầm: Công việc nặng nhọc, ồn cao.
- Vận hành máy sàng rung tuyển quặng sắt: Ảnh hưởng của tiếng ồn và rất rung.
- Vận hành máy nghiền bi tuyển quặng: Làm việc trong điều kiện lầy lội ẩm ướt, tiếng ồn cao7
- Vận hành máy nghiền vừa tuyển quặng: Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn cao. Làm việc trên sàn, đi lại liên tục.
- Vận hành súng bắn nước tuyển quặng: Công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, ẩm ướt, tiếng ồn cao.
Ngành luyện kim
- Lái cầu trục nạp luyện thép Fero: Làm việc trên cao, nóng, ồn, bụi hỗn hợp, bụi Mn và CO
- Nghiền, sàng, trộn vật liệu tường lò luyện thép: Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với ồn và bụi nồng độ cao.
- Xây bàn khuôn đúc thép: Nơi làm việc nóng, ồn, bụi nồng độ rất cao, công việc thủ công nặng nhọc.
- Lái máy cán thép: Thường xuyên tiếp xúc với nóng, ồn, CO và CO2
- Vận hành máy nghiền sàng quặng: Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của tiếng ồn cao và MnO2
- Lái cầu trục gian buồng cán thép: Ảnh hưởng của nóng, ồn và rung lớn.
- Lái cầu trục gia công nguyên liệu luyện Fero: Thường xuyên tiếp xúc với bụi, rung và ồn cao.
- Cắt đậu rót thép nóng: Nơi làm việc chật chội, nóng, bụi và ồn cao.
- Thải xỉ nóng lò luyện thép: Nơi làm việc rất bụi và nóng, ảnh hưởng của ồn, CO và CO2
- Kiểm tra kỹ thuật thép cán: Tiếp xúc thường xuyên với ồn, nóng, CO và CO2
- Phân loại thép phế để luyện thép: Nơi làm việc chật hẹp, bẩn, ảnh hưởng của ồn và bụi nồng độ rất cao.
- Vận hành điện lò luyện thép, Fero: Ảnh hưởng của nóng, bụi, ồn, CO, và CO2.
- Sấy thùng rót thép: Công việc thủ công nặng nhọc, nóng, ảnh hưởng của ồn, CO và CO2.
- Vận hành quạt khí than lò luyện cốc: Tiếp xúc thường xuyên với nóng, bụi, CO và ồn cao.
- Cấp than mỡ vào băng tải ngầm luyện cốc: Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn và bụi nồng độ cao.
- Vận hành băng tải than mỡ lò luyện cốc: Đi lại nhiều, tiếp xúc thường xuyên với ồn, bụi nồng độ cao.
- Vận hành máy nghiền, trộn than mỡ luyện cốc: Công việc thủ công, nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn, bụi nồng độ cao.
- Vận hành băng tải than cốc: Tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao, ồn, CO và CO2.
Ngành cơ khí
- Nhiệt luyện kim loại có dùng hoá chất: Công việc nặng nhọc, rất nóng, ảnh hưởng của bức xạ nhiệt CO, CO2, SO2 và ồn rất cao.
- Hàn điện trong thùng dài: Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng khí CO2, Mn, hơi khí hàn và tia hồ quang.
- Hàn vỏ phương tiện thuỷ: Hàn ngoài trời, tư thế lao động gò bó, ảnh hưởng của CO2, khí hàn, tia hồ quang.
- Hàn thủ công vành bánh xe lửa: Chịu tác động của khí hàn, tia hồ quang và hơi chì.
- Gõ rỉ nồi hơi, đầu máy, toa xe bằng thủ công: Tư thế gò bó, chịu tác động của bụi nồng độ cao và ồn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- Gõ rỉ các phương tiện vận tải thuỷ: Làm ngoài trời, tư thế gò bó, chịu tác động của ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- Đánh rỉ sắt bằng máy cầm tay: Chịu tác động của ồn cao, rung lớn và bụi nồng độ cao.
- Lồng băng đa bánh xe lửa: Làm việc trong môi trường từ tính, nặng nhọc, độc hại, ồn.
- Sơn vỏ phương tiện thuỷ: Làm ngoài trời, tư thế làm việc gò bó, ảnh hưởng của hoá chất độc trong sơn và Tôluen.
- Sơn toa xe: Tiếp xúc thường xuyên với hoá chất độc.
- Gò nóng tôn dầy từ 4mm trở lên: Công việc nặng nhọc, nóng, ảnh hưởng của bức xạ nhiệt, CO2và ồn rất cao.
- Nguội sửa chữa đầu máy, toa xe lửa: Công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, tiếp xúc với dầu mỡ, bụi và ồn rất cao.
- Mạ kẽm: Chịu tác động của nhiều loại khí độc như HCl, NH3, NH4OH, NH4Cl, ZnO và chì.
- Khám, chữa toa xe lửa: Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, nơi làm việc bẩn, bụi và ồn.
- Tiện vành bánh xe lửa: Công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, ảnh hưởng của tiếng ồn cao.
- Sản xuất và lắp ráp ghi: Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của bức xạ nhiệt và ồn rất cao.
- Đột, dập nóng: Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bức xạ nhiệt và ồn rất cao.
- Rèn búa máy từ 350 kg trở lên: Công việc nặng nhọc, nóng và ồn rất cao.
- ửa chữa máy tàu sông (ở âu, đà): Công việc nặng nhọc, nóng, ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ.
- Vận hành điện lò luyện Corindon sản xuất đá mài: Nơi làm việc rất nóng, bụi và ồn.
- Đập, nghiền, sàng Corindon sản xuất đá mài: Công việc nặng nhọc, độc hại, chịu tác động của ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- Trộn liệu ép đá mài, ép tấm kê bao nung đá mài: Công việc nặng nhọc, ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần.
- Tiện đá mài: Công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, chịu tác động của ồn và bụi nồng độ rất cao.
- Ngâm rửa, sấy hạt mài: Công việc thủ công, nặng nhọc, nơi làm việc ẩm ướt, chịu tác động ồn, bụi và SO3.
- Hút sắt, sàng, phân loại hạt mài: Thường tiếp xúc với ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- Phá tảng Corindon, chuẩn bị lò luyện Corindon: Công việc thủ công, nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn và bụi nồng độ rất cao.
- Sản xuất chất kết dính đá mài: Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của ồn và bụi nồng độ rất cao.
- Mài đá mài bằng máy, bằng tay: Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- Thử tốc độ đá mài: Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của ồn và bụi
Ngành hóa chất
- Điều độ viên trực tiếp chỉ huy chạy tàu tại các trung tâm (Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh): Luôn giải quyết những việc phức tạp, căng thẳng thần kinh
- Tuần đường, tuần cầu (đường sắt): Đi lại nhiều, tập trung quan sát để kiểm tra đường, lưu động ngoài trời
- Cấp than đầu máy hơi nước (tàu hoả): Công việc nặng nhọc, nóng, bụi và ồn.
- Lái ô tô ray, xe goòng: Thường xuyên lưu động, ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi.
- Vận hành máy tàu sông: Thường xuyên lưu động trên sông, ảnh hưởng nóng, ồn, luôn tiếp xúc với dầu mỡ.
- Trưởng dồn móc nối đầu máy toa xe ở các ga lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh)Làm ngoài trời, đi lại nhiều, ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi.
- Nhân viên nấu ăn, phục vụ ăn uống trên tàu Bắc Nam: Lưu động theo tàu, công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, nóng, ồn.
- Sỹ quan, thuyền viên các tàu vận tải sông có công suất từ 90CV trở lên: Thường xuyên lưu động trên sông, công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của sóng, gió, ồn.
- Cấp dưỡng tàu công trình: Ăn, ở sinh hoạt trên sông, biển như các thuyền viên; nơi làm việc chật hẹp, công việc nặng nhọc.
Ngành vận tải
- Chạy tàu tại các trung tâm (Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh): Luôn giải quyết những việc phức tạp, căng thẳng thần kinh
- Tuần đường, tuần cầu (đường sắt): Đi lại nhiều, tập trung quan sát để kiểm tra đường, lưu động ngoài trời.
- Cấp than đầu máy hơi nước (tàu hoả): Công việc nặng nhọc, nóng, bụi và ồn
- Lái ô tô ray, xe goòng: Thường xuyên lưu động, ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi
- Vận hành máy tàu sông: Thường xuyên lưu động trên sông, ảnh hưởng nóng, ồn, luôn tiếp xúc với dầu mỡ.
- Trưởng dồn móc nối đầu máy toa xe ở các ga lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh): Làm ngoài trời, đi lại nhiều, ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi.
- Nhân viên nấu ăn, phục vụ ăn uống trên tàu Bắc Nam: Lưu động theo tàu, công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, nóng, ồn
- Sỹ quan, thuyền viên các tàu vận tải sông có công suất từ 90CV trở lên: Thường xuyên lưu động trên sông, công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của sóng, gió, ồn
- Cấp dưỡng tàu công trình ăn, ở sinh hoạt trên sông, biển như các thuyền viên; nơi làm việc chật hẹp, công việc nặng nhọc.
Xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi
- Sửa chữa, bảo dưỡng, duy tu cầu, đường sắt: Làm việc ngoài trời, công việc thủ công nặng nhọc, bụi.
- Vệ sinh sân ga, vệ sinh toa xe ở các ga (Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh): Làm ngoài trời, ảnh hưởng của ồn và bụi bẩn.
- Lái xe cần trục từ 20 tấn trở lên: Công việc nặng nhọc, nóng.
- Lái máy ủi: Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn, rung và bụi.
- Trực trạm quản lý đường ven sông, ven biển, lòng hồ: Lưu động trên sông nước, công việc nặng nhọc.
- Lái cẩu điện, cẩu diezen ở cảng: Chịu tác động của ồn, bụi và nóng
- Vận hành cẩu trục chân đế ở cảng: Tiếp xúc thường xuyên với bụi và ồn rất cao.
Ngành điện
- Vận hành máy, vận hành điện trong nhà máy điện: Công việc phức tạp, đi lại nhiều, ảnh hưởng của ồn, nồng độ bụi rất cao.
- Trưởng kíp vận hành kiểm nhiệt nhà máy nhiệt điện: Đi lại nhiều, ảnh hưởng của nóng, ồn và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- Vận hành bơm tuần hoàn nhà máy nhiệt điện: Làm việc dưới hầm ẩm ướt, chịu tác động liên tục của tiếng ồn cao.
- Trưởng kíp vận hành than nhà máy nhiệt điện: Ảnh hưởng của ồn và bụi nồng độ cao.
- Vận hành thiết bị phụ tuốc bin nhà máy điện: Tiếp xúc thường xuyên với rung và tiếng ồn rất cao.
- Vận hành máy nén khí áp lực từ 8kg/cm2 trở lên: Ảnh hưởng của rung và tiếng ồn rất cao.
- Sửa chữa van hơi nhà máy nhiệt điện: Nơi làm việc chật hẹp, tư thế làm việc gò bó, ảnh hưởng của nóng và bụi nồng độ rất cao.
- Thí nghiệm thiết bị điện, thí nghiệm điện cao áp: Ảnh hưởng của điện từ trường cao, thường xuyên tiếp xúc với điện cao áp nên rất nguy hiểm đến tính mạng.
- Sửa chữa thiết bị tự động nhà máy điện: Ảnh hưởng của bụi, rung và ồn cao.
- Sửa chữa điện trong nhà máy điện: Tư thế làm việc gò bó, ảnh hưởng của ồn, rung và bụi.
- Sửa chữa kiểm nhiệt nhà máy nhiệt điện: Tiếp xúc thường xuyên với nóng, rung và ồn cao.
- Sửa chữa băng tải than: rất bụi, tư thế làm việc gò bó.
- Vệ sinh công nghiệp nhà máy nhiệt điện: Công việc thủ công, ảnh hưởng của nóng, ồn và nồng độ bụi rất cao.
- Vận hành cửa nhận nước trạm bơm bờ trái, thiết bị đóng mở cánh phải đập tràn nhà máy thủy điện Hòa Bình: Công việc nặng nhọc, nơi làm việc ẩm ướt, trơn dầu mỡ, ảnh hưởn của ồn cao.
- Sửa chữa, phóng nạp ắc quy trong hang hầm nhà máy điện: Nơi làm việc thiếu dưỡng khí, thường xuyên tiếp xúc với axít H2SO4, CO2
- Sửa chữa nén khí, thiết bị trạm biến thế: Nơi làm việc chật hẹp, trơn dầu mỡ, ảnh hưởng của ồn cao.
- Thí nghiệm hoá nhà máy điện: Thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, các hoá chất độc, ồn và bụi.
- Lọc dầu máy biến thế trong hang hầm: Nơi làm việc chật hẹp, thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, ảnh hưởng của ồn cao.
- Sửa chữa cơ, điện phụ trong hang hầm nhà máy điện: Nơi làm việc kém thông thoáng, tư thế gò bó, ảnh hưởng của ồn cao.
- Khoan phun bê tông bằng máy nén khí cầm tay: Công việc nặng nhọc, bẩn, chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- Lái cầu trục 350 tấn trong hầm nhà máy thuỷ điện: Làm việc trên cao, ảnh hưởng của rung, ồn lớn.
- Vệ sinh công nghiệp trong hang hầm nhà máy thuỷ điện: Công việc thủ công, nơi làm việc thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng của bụi, rung và ồn cao.
- Công nhân vận hành trạm biến thế từ 110 KV trở lên: Căng thần kinh tâm lý, chịu tác động của điện từ trường cao, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ.
- Công nhân địa chất quan trắc địa hình: Làm việc ngoài trời, đi bộ nhiều, tiêu hao năng lượng lớn
Ngành thông tin liên lạc
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị vi ba ở các trạm trên núi: Thường xuyên chịu tác động của điện từ trường và giải quyết nhiều công việc phức tạp.
- Giao thông viên trung du, miền núi và đồng bằng (đường thư dài từ 45km trở lên): Đi bộ và đạp xe, chịu tác động của mưa, nắng, gió, công việc nặng nhọc.
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy thu, phát công suất từ 1KW trở lên: Thường xuyên chịu tác động của điện từ trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị thông tin vệ tinh (đàiintelsat): Thường xuyên làm việc trong môi trường có điện từ trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- Khai thác, phát hành báo chí tại Trung tâm (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh): Chuyên làm về đêm, công việc nặng nhọc, tiếp xúc bụi và ồn rất cao.
- Khai thác, phát hành bưu chính: Công việc thủ công, nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi.
- Bảo quản cấp phát tem chơi, tem lưu trữ (sử dụng asen để bảo quản): Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc mạnh như asen và CO2.
- Đục tem bằng máy HKA 5/68 (sản xuất tại Đức): Tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của tiếng ồn cao vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- Khai thác điện thoại (điện thoại viên cấp I, cấp II): Thường xuyên tiếp xúc với màn hình, căng thẳng thần kinh, tâm lý.
- Khai thác phi thoại (điện thoại viên cấp I, cấp II): Thường xuyên tiếp xúc với màn hình, căng thẳng thần kinh, tâm lý.
- Điện toán (truyền dẫn số liệu, quản lý danh bạ điện thoại, xử lý phần mềm và lập trình): Thường xuyên tiếp xúc với màn hình, căng thẳng thần kinh, tâm lý.
Ngành sản xuất xi măng
- Vận hành cầu trục, cầu rải kho nguyên liệu: Tiếp xúc thường xuyên với ồn và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần.
- Vận hành băng cân định lượng Clinkez: Đi lại nhiều, ảnh hưởng của ồn, nồng độ bụi rất cao.
- Vận hành thiết bị lọc bụi điện lọc bụi tay áo, vít tải bụi: Làm việc trên sàn cao, đi lại nhiều, ảnh hưởng của ồn, nồng độ bụi rất cao.
- Pha khoáng máy nghiền bùn: Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi và ồn rất cao.
- Bôi trơn lò nung clinkez: Đi lại nhiều, ảnh hưởng của ồn, nồng độ bụi rất cao.
- Vận hành lò nung clinkez tự động (có phòng điều khiển trung tâm): Phải đi lại nhiều, ảnh hưởng của nhiệt độ cao và bụi.
- Vận hành van cửa tháo: Nơi làm việc chật hẹp, nóng và bụi rất cao, tư thế gò bó.
- Đập clinkez thủ công: Công việc nặng nhọc, đi lại nhiều, ảnh hưởng của ồn và bụi.
- Vận hành băng tải xỉ, bunker xỉ, đất, đá: Đi lại nhiều, ảnh hưởng của ồn, nồng độ bụi rất cao.
- Ra, vào bi đạn: Công việc nặng nhọc, bụi và ồn rất cao.
- Vận hành và chấm đầu máy nghiền bùn: Nơi làm việc bẩn, ẩm ướt, đi lại nhiều, chịu tác động của ồn cao.
- Vận hành buồng đốt: Tiếp xúc với nóng, ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- Bơm buồng: Tiếp xúc với nóng, ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- Vận hành máy nghiền nguyên liệu sản xuất xi măng: Ảnh hưởng của nóng, bụi và ồn rất cao.
- Vận hành băng tải xích vận chuyển clinkez: Đi lại nhiều, tiếp xúc với ồn cao và nồng độ bụi rất cao.
- Vận hành gầu nâng: Đi lại nhiều, tiếp xúc với ồn cao và nồng độ bụi rất cao.
- Vận hành băng tải cao su vận chuyển clinkez: Tiếp xúc với ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần.
- Vận hành bơm fuleTiếp: xúc với ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- Đốt lửa máy sấy nhà than: Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi và CO2.
Ngành sứ, thủy tinh, nhựa, tạp phẩm, gỗ
- Vít đáy ruột phích: Công việc nặng nhọc, phải tiếp xúc với nhiệt độ cao, tiếng ồn lơn.
- Vận hành, sửa chữa lò tròn nung sứ: Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của nóng, bụi và khí CO2.
- Chuyển, xếp bao ra vào lò tròn: Công việc thủ công, nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao và CO2.
- Sản xuất loa trụ bóng đèn; cắt cổ bóng đèn; vít miệng bóng đèn; vít miệng ruột phích; cắt cổ và cắt đáy ruột phích; rút khí chân không bóng đèn, phích nước: Công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, gò bó, luôn phải tiếp xúc với nhiệt độ cao, CO2 và ồn trong suốt ca làm việc.
- Nấu thủy tinh: Công việc nặng nhọc, rất nóng và bụi.
- Khều, cắt thuỷ tinh; giữ khuôn thổi bình, phích; chạy bình, phích và phụ kéo ống: Công việc thủ công, nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, CO2.
- Vận hành lò sản xuất ga (khí than): Công việc thủ công, nặng nhọc, ảnh hưởng của nóng, bụi, CO và CO2.
- Vận hành máy nghiền, xào thạch cao: Công việc thủ công, nặng nhọc, ảnh hưởng bụi và ồn.
- Sấy khuôn thạch cao: Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng nóng, bụi và CO2.
- Nung men: Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nhiệt độ cao, bụi SiO2 và ăngtimoan
- Phun hoa: Công việc đơn điệu, chịu tác động của các hoá chất trong sơn và bụi.
- Rửa trắng nhôm, khử dầu, tẩy bẩn sản phẩm nhôm bằng axít: Công việc thủ công, nặng nhọc và độc hại do phải tiếp xúc với hoá chất độc.
- Nấu, tẩy rửa bột giấy bằng clo: Luôn tiếp xúc với hoá chất độc mạnh vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- Pha trộn, nghiền nguyên liệu thủy tinh: Công việc nặng nhọc, tiếp xúc thường xuyên với bụi có hàm lượng SiO2 cao.
Ngành da, dày, dệt
- Xì Formon vào da sơn xì da: Làm việc trong buồng kín, tiếp xúc với hoá chất có nồng độ cao.
- Thuộc da bằng tanin và crôm: Công việc thủ công, nặng nhọc, nơi làm việc bẩn thỉu, hôi thối có nhiềuloại vi khuẩn, nấm gây bệnh và hoá chất độc (crôm).
- Bảo quản, sơ chế, pha chặt da tươi: Công việc thủ công, nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, ẩm ướt, bẩn thỉu, hôi thối, tỉ lệ nấm và vi khuẩn gây bệnh rất cao.
- Dán da bằng cồn làm gông, đai: Công việc thủ công, tiếp xúc với hoá chất độc, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- Đứng máy kéo sợi con: Khi làm việc đi lại nhiều, ảnh hưởng của bụi, nóng và ồn cao.
- Đứng máy dệt thoi: Đi lại nhiều, ảnh hưởng của bụi bông, nóng và ồn cao.
Ngành trồng trọt, khai thác chế biến nông sản
- Kiểm định thực vật và khử trùng: Nặng nhọc, độc hại, chịu tác động của hoá chất độc PH3, BrCH3.
- Kiểm định dư lượng hoá chất trong lương thực, thực phẩm, rau quả và chất lượng hoá chất bảo vệ thực vật: Thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc nguy hiểm như: ASen, Toluen, axeton, Ether, Bi58…
- Giao nhận, sang mạn thuốc bảo vệ thực vật trên tàu biển, tàu sông và các bến cảng: Ảnh hưởng của sóng nước và các hoá chất độc: axeton, Ether, Wofatox, Bi58.
- Thủ kho thuốc bảo vệ thực vật: Nơi làm việc kém thông thoáng, chịu ảnh hưởng của hoá chất độc Wofatox, Bi58, Bassa, axeton, Ether…
- Vận hành máy sản xuất bao bì bằng chất dẻo (bán thủ công): Công việc nặng nhọc, chịu tác động của hơi độc, ồn trong suốt ca làm việc.
- Thủ kho phân hoá học: Nơi làm việc chật hẹp, kém thông thoáng, chịu tác động của CO2, NH3
- Bốc xếp vận chuyển phân hoá học: Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với CO2, NH3.
- Cơ chế thủ công phân lân vi sinh: Công việc thủ công nặng nhọc, bẩn ảnh hưởng của bụi.
Ngành chăn nuôi, chế biến gia súc, gia cầm
- Chăm sóc vận động bò đực giống: Thường xuyên tiếp xúc với phân, rác và các vi khuẩn gây bệnh.
- Vận hành máy nghiền, trộn thức ăn gia súc: Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn, bụi nồng độ cao.
- Chăn nuôi động vật thí nghiệm, xử lý bệnh phẩm, dụng cụ thí nghiệm: Thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây bệnh và các hoá chất độc như: Fomol, NaOH, HCL.
- Nghiên cứu, chẩn đoán, giải phẫu bệnh, xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh cho gia súc, gia cầm: Thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây bệnh và các hoá chất độc như: Formol, CO2, Ether, axít fenic.
- Kiểm nghiệm sản xuất vacxine, thuốc thú y: Tiếp xúc thường xuyên với các vi khuẩn gây bệnh hiểm nghèo và các hoá chất độc: Ether, axeton, HCL.
- Nghiên cứu thí nghiệm công nghệ gen và tế bào các loại cây trồng: Luôn tiếp xúc với các hoá chất mạnh gây đột biến tế bào như Cochandin, IAA.
- Sơ chế lông vũ: Công việc nặng nhọc, bẩn tiếp xúc với nhiều bụi chứa vi khuẩn nấm và sinh vật gây bệnh.
- Giết mổ lợn: Chuyên làm đêm, công việc nặng nhọc, nơi làm việc ẩm ướt.
- Nhặt phân loại, vận chuyển xương động vật: Công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, hôi thối, tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, nấm gây bệnh và khí H2S10Chế biến xương động vậtCông việc nặng nhọc, nơi làm việc bẩn, hôi thối, tiếp xúc với bụi, ồn và H2S.
- Khuân vác, dập khuôn trong kho đông lạnh: Công việc nặng nhọc, nơi làm việc rất lạnh, ồn cao và chuyên làm đêm
- Đóng gói thịt trong buồng đông lạnh: Nơi làm việc rất lạnh, công việc nặng nhọc, đơn điệu ảnh hưởng tiếng ồn cao, chuyên làm đêm.
Quyền lợi của người lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động khi làm việc trong danh mục nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm
Người lao động
Người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan
- Người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động làm các nghề, công việc quy định tại Khoản 1 Điều này được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Hằng năm, các bộ quản lý ngành lĩnh vực chủ động rà soát Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ.
Với bài viết Danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm mới nhất. Thế giới việc làm hy vọng, nhiều doanh nghiệp có thể biết và cung cấp cho nhiều lao động của mình được biết.