Thế giới việc làm

Học tài chính doanh nghiệp ra làm gì? Cơ hội việc làm rộng mở

Học tài chính doanh nghiệp ra làm gì

Học tài chính doanh nghiệp ra làm gì

Học tài chính doanh nghiệp ra làm gì là một trong những vấn đề đang được sinh viên trong ngành rất quan tâm. Đối với một công ty thì sức mạnh tài chính là động lực để có những bước phát triển sau này. Những công việc như phân tích tài chính, đề xuất chiến lược mà những người trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp đưa ra cho các cấp lãnh đạo và các bên liên quan là rất cần thiết. Cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết này:

Giới thiệu về ngành tài chính doanh nghiệp

Chúng ta từng nghe nói về các ngành liên quan đến tiền bạc như tài chính ngân hàng, tài chính doanh nghiệp mà không hề biết những ngành đó học và làm về cái gì. Trên thực tế tài chính doanh nghiệp là một chuyên ngành thuộc tài chính ngân hàng. Hiểu một cách đơn giản nhất đó là ngành này nghiên cứu về tài chính, ngân sách và tiền bạc của một doanh nghiệp. Người làm tài chính doanh nghiệp cần đưa ra các phương án giải quyết các vấn đề sau:

Tài chính doanh nghiệp là ngành nghiên cứu về tài chính, ngân sách và tiền bạc của một doanh nghiệp

Một số thông tin về ngành tài chính doanh nghiệp

Những ngôi trường có đào tạo ngành tài chính doanh nghiệp

Học tài chính doanh nghiệp ra làm gì và trường nào đào tạo? Hiện nay có rất nhiều ngôi trường đào đạo ngành tài chính doanh nghiệp. Do đó bạn có thể nộp đơn xin xét tuyển vào các trường thích hợp. Các trường top đầu uy tín bao gồm:

Bạn được đào tạo những gì khi học ngành tài chính doanh nghiệp?

Khi theo ngành tài chính doanh nghiệp bạn sẽ được đào tạo những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao để có được hàng trang tốt nhất sau khi ra trường của ngành. Cụ thể là:

Học tài chính doanh nghiệp bạn sẽ được đào tạo về các kiến thức cơ bản lẫn chuyên sâu của ngành

Các tổ hợp môn xét tuyển của ngành tài chính doanh nghiệp

Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành tài chính doanh nghiệp của các trường bao gồm:

Mức điểm chuẩn của ngành tài chính doanh nghiệp có cao không?

Xét theo bề mặt điểm chung chung của các khối ngành trong cùng một trường thì điểm chuẩn của ngành tài chính doanh nghiệp ở mức trung bình. Mức điểm này dao động từ 19 điểm đến 21 điểm. Với mức điểm như thế này khá thuận lợi cho các bạn có định hướng nghề nghiệp tương lai vào ngành. Mức điểm này cũng phụ thuộc vào các trường bạn lựa chọn. Ví dụ các trường chất lượng cao thì điểm đầu vào tất nhiên sẽ cao hơn các trường đào tạo cùng ngành nhưng chất lượng thấp hơn.

Chuyên môn của những người làm tài chính doanh nghiệp

Sau này khi xin việc ở các đơn vị khác nhau tùy vào vị trí bạn đảm nhiệm cũng như các lĩnh vực của doanh nghiệp đó mà bạn sẽ phải thực hiện chuyên môn của mình theo những mức độ khác nhau. Nhưng các công việc chuyên môn của một nhân viên tài chính doanh nghiệp sẽ bao gồm các nhiệm vụ sau:

Người nhân viên tài chính doanh nghiệp cần thiết lập và thẩm định nguồn tài chính của doanh nghiệp đó

Cơ hội việc làm rộng mở đối với sinh viên ngành tài chính doanh nghiệp. Top 6 những công việc đầy hứa hẹn

Sinh viên tài chính doanh nghiệp sau khi ra trường có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cơ hội có việc làm luôn luôn mở rộng. Các lĩnh vực có thể kể đến như kinh doanh tiền tệ, đầu tư tài chính, quản lý tài chính – kế toán, thẩm định dự án… Các công việc tiêu biểu được đánh giá là có mức thu nhập cao trong xã hội mà một sinh viên học tài chính doanh nghiệp ra làm gì đảm nhiệm như:

Người quản lý bất động sản

Người quản lý bất động sản là người có nhiệm vụ đánh giá và bảo đảm các tài sản thương mại của doanh nghiệp. Họ phải đánh giá được giá trị tài sản, dự báo được mức đầu tư của tài sản đó theo thời gian. Những người này thường không hoạt động độc lập mà cần hợp tác với những người khác về tài chính để đảm bảo đưa ra những quyết định tối ưu và đúng đắn nhất nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Kế toán doanh nghiệp

Học tài chính doanh nghiệp ra làm gì? Có thể làm kế toán doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp là một chức vụ rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Người này sẽ chịu trách nhiệm theo dõi tình hình tài chính công ty, lên các bản báo cáo tài chính tổng hợp và giúp đỡ giám đốc điều hành đưa ra những kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp cũng như dự kiến ở mức cho phép. Họ sẽ đánh giá hoạt động tài chính của công ty và phải đảm bảo những hoạt động này tuân thủ quy định của Nhà nước.

Một trong những ngành nghề bạn co thể lựa chọn của tài chính doanh nghiệp đó là kế toán doanh nghiệp

Chuyên viên phân tích tài chính

Phân tích tài chính được hiểu là quá trình đánh giá doanh nghiệp, dự án, ngân sách và các hoạt động khác liên quan đến vấn đề tài chính để xác định hiệu xuất cũng như tính phù hợp của chúng. Thông thường nghiệp vụ này được sử dụng để phân tích một đơn vị có kinh tế có tính ổn định, lưu động , khả năng thanh khoản và đủ sinh lời để đảm bảo cho nguồn đầu tư hay không.

Các chuyên gia phân tích tài chính là người đưa ra các khuyến nghị kinh doanh cho các doanh nghiệp, đơn vị hay tổ chức dựa trên những phân tích của chính mình về các yếu tố khách quan như xu hướng thị trường, tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Họ cần có những cái nhìn tổng quan về hiệu qủa hoạt động của tài sản, trái phiếu, hàng hóa cùng các khoản đầu tư khác rồi mới đưa ra lời khuyên một cách chi tiết cho ban lãnh đạo công ty.

>>>Xem thêm

Thủ quỹ

Thủ quỹ là người chịu trách quản lý tài chính cho một công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Họ kiểm soát toàn bộ hoạt động thu chi phát sinh trong cơ quan như phiếu thu, phiếu chi, ký xác nhận, giao liên, tạm ứng và lưu trữ toàn bộ giấy tờ liên quan đến vấn đề này. Công việc của một người thủ quỹ đó là thực hiện thanh toán tất cả các chi phí của công ty theo quy trình, thực hiện thu chi tài chính và quản lý tiền mặt của công ty, lưu trữ các giấy tờ thu chi tiền, làm việc với kế toán tổng hợp về số dư tồn quỹ nhằm phục vụ các mục tiêu kinh doanh hay đảm bảo việc chi trả lương, bảo hiểm, phúc lợi khác cho các nhân viên.

Giám đốc quan hệ nhà đầu tư

Chức vụ này có chức năng quản lý mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư. Bao gồm các hoạt động như gặp gỡ các nhà đầu tư, chia sẻ thông tin tài chính với nhà đầu tư tiềm năng, chuẩn bị các báo cáo cần có  cho hợp đồng đầu tư. Nhiều giám đốc quan hệ nhà đầu tư có xuất thân là cử nhân trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Kiểm toán viên

Kiểm toán là một trong những giai đoạn của việc thu thập dữ liệu và thông tin liên quan đến nội dung kinh doanh, các hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Từ các dữ liệu, thông tin này mà người có thẩm quyền đánh giá được những vấn đề như khả năng tài chính ủa công ty, doanh nghiệp hay một tổ chức. Người thực hiện công việc kiểm toán này gọi là những kiểm toán viên.

Kiểm toán viên cũng là một công việc đầy hứa hẹn

Ngoài các công việc được liệt kê bên trên thì sinh viên học tài chính doanh nghiệp sau khi ra trường có thể đăng ký ứng tuyển vào các vị trí khác như kiểm toán cơ bản, kế toán quản trị, chuyên viên khai thác bảo hiểm, chuyên viên môi giới chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, chuyên viên định giá tài sản…

Đâu là các nhà tuyển dụng tiềm năng cho ngành tài chính doanh nghiệp?

Sau khi giải đáp được thắc mắc Học tài chính doanh nghiệp ra làm gì thì một vấn đề nữa cũng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người mới chập chứng bước vào trong ngành tài chính doanh nghiệp đó là tìm các nhà tuyển dụng cũng như môi trường làm việc tiềm năng. Vậy có những nhà tuyển dụng nào:

Những tố chất cần có của những người làm việc trong ngành tài chính doanh nghiệp

Ngành tài chính doanh nghiệp đang là một ngành hot được nhiều người biết đến. Vậy nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể theo đuổi đến cùng và đạt được những thành tựu nhất định trong ngành. Nhiều người vẫn phải lận đận kiếm  tiền trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Khi bạn đã định hướng theo ngành này cần phải có những tố chất sau:

Với tất cả những thông tin được chúng tôi cung cấp trên đây về Học tài chính doanh nghiệp ra làm gì, cơ hội việc làm của ngành sẽ giúp các bạn sinh viên mới ra trường có những hướng đi đúng đắn và phù hợp nhất cho tương lai của mình. Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp sau này!

Exit mobile version