Phần kinh nghiệm làm việc trong CV là một yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng và tiềm năng của ứng viên. Vì vậy, ứng viên cần đặc biệt chú trọng để trình bày phần này một cách thật tốt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích để viết phần kinh nghiệm sao cho chuyên nghiệp và ấn tượng nhất.
>>> Xem thêm: 20+ Mẫu CV Marketing Nổi Bật Và Ấn Tượng
Mục lục
1. Kinh nghiệm làm việc là gì?
Phần này thường chứa những thông tin về kinh nghiệm nghề nghiệp của bạn, bao gồm tên chức vụ, tên công ty, thời gian làm việc, trách nhiệm công việc, kỹ năng đã học và thành tích đạt được. Tùy thuộc vào kinh nghiệm của bạn, bạn có thể đưa vào CV cả những công việc toàn thời gian, bán thời gian hoặc các vị trí tạm thời, thực tập sinh hay thậm chí là các hoạt động tình nguyện nếu bạn chưa có kinh nghiệm đi làm.
2. Vai trò của phần kinh nghiệm làm việc trong CV
Trong bất kỳ mẫu CV xin việc nào, kinh nghiệm làm việc trong CV vô cùng quan trọng đối với cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Cụ thể:
- Đối với ứng viên: Viết kinh nghiệm trong CV xin việc là một trong những cách hiệu quả để ứng viên chứng tỏ cho nhà tuyển dụng về khả năng và kinh nghiệm của mình. Nó là “chìa khóa vàng” giúp ứng viên thuyết phục nhà tuyển dụng rằng mình là lựa chọn tốt nhất cho vị trí đó.
- Đối với nhà tuyển dụng: Phần kinh nghiệm trong CV giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng của ứng viên và tiết kiệm chi phí đào tạo nhân sự mới. Chính vì vậy, hầu hết các nhà tuyển dụng đều đặt tiêu chí cho phần kinh nghiệm làm việc của ứng viên khi tuyển dụng cho bất kỳ vị trí công việc nào.
3. Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV
Phần kinh nghiệm làm việc trong CV đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Vậy để viết phần này một cách ấn tượng và có hiệu quả, bạn có thể áp dụng các cách viết sau đây để tạo được sự nổi bật và chuyên nghiệp trong CV của mình.
3.1 Nội dung trong phần kinh nghiệm làm việc
Những thông tin mà bạn nên ghi vào phần kinh nghiệm việc làm, bao gồm:
Tên công ty bạn từng làm
Để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ, khi ghi tên công ty trong CV, bạn cần ghi rõ tên chính thức của công ty đó. Bạn nên sắp xếp các công ty mà mình đã làm việc theo thời gian từ gần đến xa, từ trên xuống dưới để tránh bị nhầm lẫn.
Nếu bạn có quá nhiều kinh nghiệm làm việc, hãy tập trung vào 3 doanh nghiệp hoặc 3 người quản lý gần đây nhất của bạn. Tránh đưa ra quá nhiều thông tin không cần thiết để tránh làm rối mắt người đọc.
Địa điểm công ty
Ở phần kinh nghiệm làm việc trong CV, ứng viên nên ghi rõ tên tỉnh/thành phố mà các công ty trước đó của bạn đóng tại. Tuy nhiên, bạn không cần thiết phải ghi địa chỉ chi tiết của công ty trong CV.
Thời gian làm việc
Trong phần kinh nghiệm trong CV xin việc, nên sử dụng định dạng tiêu chuẩn để ghi thời điểm bắt đầu và kết thúc công việc ở từng công ty, ví dụ như “Tháng 5/2014 – Tháng 11/2019” hoặc “May 2014 – Nov 2019”.
Nếu bạn có khoảng thời gian nghỉ làm ngắn hạn trong sự nghiệp, bạn có thể không cần thiết phải ghi vào CV. Tuy nhiên, nếu bạn nghỉ lâu hơn, nên cung cấp một số lời giải thích ngắn gọn để tránh nhầm lẫn và giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của bạn.
Chức vụ
Ở phần kinh nghiệm trong CV xin việc, ứng viên cần ghi rõ tên chức vụ mà bạn đã đảm nhận trong từng công ty một cách cụ thể và chi tiết. Ngoài ra, bạn nên tránh viết tắt những từ dùng để gọi tên chức vụ của mình vì điều này sẽ khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp.
Trách nhiệm công việc và thành quả đạt được
Ứng viên cần mô tả chi tiết và chính xác về trách nhiệm chính và các kỹ năng đã thực hiện tốt trong các công việc trước đó. Bạn nên liên hệ trách nhiệm của bản thân với thành quả xuất sắc đã đạt được và cung cấp các số liệu cụ thể để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về kinh nghiệm và khả năng của bạn.
Các đợt thăng chức
Ở phần kinh nghiệm trong CV, ứng viên nên liệt kê các lần bạn được thăng chức trong các công việc trước đó. Điều này sẽ là một điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng vì nó cho thấy bạn là một người có trách nhiệm và có thể đạt được những thành công trong công việc của mình.
Các giải thưởng và bằng chứng nhận
Bên cạnh đó, ứng viên cũng nên liệt kê các giải thưởng hoặc bằng cấp có liên quan đến lĩnh vực công việc của bạn. Những thành tựu này sẽ cho thấy bạn là một ứng viên nổi trội và thu hút được sự chú ý của các nhà tuyển dụng.
3.2 Cách viết kinh nghiệm làm việc
Trình bày kinh nghiệm đúng với thực tế
Nhà tuyển dụng có nhiều cách để kiểm tra tính chính xác của thông tin trong CV. Nếu phát hiện ứng viên viết kinh nghiệm không đúng sự thật, họ sẽ thất vọng và ứng viên rất có thể sẽ bị loại khỏi danh sách ứng viên tiềm năng. Do đó, nên đảm bảo rằng mọi thông tin được trình bày trong CV là chính xác và đáng tin cậy.
Trình bày rõ ràng và mạch lạc
Một bản CV rõ ràng và súc tích là yếu tố quan trọng giúp ứng viên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Khi CV được trình bày một cách mạch lạc, dễ hiểu và không có quá nhiều chi tiết dư thừa, nó sẽ tạo ra ấn tượng tốt đối với tất cả người đọc CV.
Thông tin được trình bày cụ thể không tối ý
Ứng viên nên ghi rõ tên các công ty, vị trí công việc đã từng làm, thời gian làm việc,… để giúp nhà tuyển dụng có thể đưa ra quyết định chọn ứng viên phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn cần tránh lan man và viết dài dòng. Hãy trình bày nội dung ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ thông tin. Một bản CV chỉ có phần kinh nghiệm làm việc dài dòng sẽ làm mất đi sự hấp dẫn và chuyên nghiệp của nó.
3.3 Cách viết cho người chưa có kinh nghiệm làm việc
Nhiều sinh viên mới ra trường hoặc những người tìm việc làm trái ngành thường lo lắng vì không có nhiều kinh nghiệm để ghi trong CV. Trong khi, yêu cầu trong tin tuyển dụng cho các vị trí đa phần kinh nghiệm từ 6 tháng trở lên.
Để đạt được thành công trong việc ứng tuyển, ứng viên cần hiểu rõ rằng khái niệm “kinh nghiệm” bao gồm những gì, cụ thể:
- Kinh nghiệm toàn thời gian: là thời gian mà ứng viên đã làm việc ít nhất 8 giờ mỗi ngày cho một công ty hoặc doanh nghiệp cụ thể.
- Kinh nghiệm bán thời gian hoặc thực tập: được tính dựa trên thời gian mà ứng viên đã từng làm thêm hoặc thực tập tại một tổ chức nào đó, với sự hỗ trợ và giám sát từ bên ngoài.
- Tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc dự án cá nhân: chẳng hạn như tham gia các câu lạc bộ khi còn là sinh viên hoặc tham gia cùng bạn bè trong các dự án startup, bán hàng trực tuyến,… cũng có thể được xem là kinh nghiệm.
- Các môn học có tính thực tiễn ở trường: là những môn học mà sinh viên được cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để tham gia vào các dự án thực tiễn và sản xuất ra các sản phẩm thực tế. Các môn học này cũng có thể được xem là kinh nghiệm làm việc.
4. Job3s hướng dẫn trình bày phần kinh nghiệm làm việc trong CV
Khi viết CV, những quy định về hình thức và cách trình bày đã được đề ra và ứng viên cần phải tuân thủ đúng. Tuy nhiên, để làm cho CV của mình nổi bật hơn, có một số mẹo sau đây mà ứng viên có thể áp dụng:
Chọn mẫu CV phù hợp
Để làm cho CV của bạn thu hút hơn, bạn nên chọn một mẫu CV phù hợp và dễ đọc. CV nên liệt kê rõ ràng thông tin về các người quản lý trước đây, chức vụ và thời gian làm việc xuyên suốt từ đầu đến cuối CV.
Ứng viên cũng có thể tạo điểm nhấn cho thông tin của mình bằng cách sử dụng định dạng in đậm, đường kẻ ngang và bảng biểu. Bạn có thể truy cập trang web của Job3s để tìm kiếm một số mẫu CV phù hợp với nhu cầu của bạn.
Chọn hình thức trình bày
Hình thức trình bày cũng là yếu tố quan trọng quyết định cơ hội được trúng tuyển của ứng viên.
Có ba phương pháp hiệu quả là sắp xếp theo thứ tự, phân loại theo chức năng và kết hợp cả hai để tập trung vào điểm mạnh của bản thân. Ứng viên cần lựa chọn cách trình bày phù hợp với kinh nghiệm của mình.
Phông chữ trình bày
Ngoài ra, phông chữ và kích thước chữ trong CV cũng là yêu cầu bắt buộc khi viết phần kinh nghiệm cũng như toàn bộ nội dung trong CV. Bạn nên tuân thủ cách trình bày với các phông chữ đơn giản và dễ đọc cho người đọc.
Để tạo sự chuyên nghiệp và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, ứng viên có thể sử dụng các phông chữ tiêu biểu như Times New Roman, Arial, và nhiều phông chữ khác để tạo sự hấp dẫn cho bản CV của mình. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên sử dụng quá nhiều kiểu phông chữ khác nhau để tránh làm mất đi sự chuyên nghiệp của CV.
Độ dài của phần kinh nghiệm làm việc trong CV
Bạn có thể trình bày phần kinh nghiệm làm việc trong CV của mình trong khoảng 150 ký tự để tạo sự ngắn gọn và dễ đọc. Tuy nhiên, điều quan trọng là bố trí phần nội dung một cách hợp lý với tiêu đề của phần kinh nghiệm làm việc.
Trình bày ngắn gọn
Khi viết kinh nghiệm làm việc trong CV bạn nên trình bày các thông tin bằng các dấu đầu dòng một cách súc tích, dễ đọc. Và ứng viên cần lưu ý chỉ đưa những thông tin có liên quan đến vị trí ứng tuyển vào CV.
Viết mở đầu và kết thúc ấn tượng
Phần giới thiệu ngắn gọn của bạn nên nêu bật điểm mạnh của bản thân và mô tả một cách súc tích về kinh nghiệm và kỹ năng của bạn. Ứng viên sử dụng các từ ngữ thuyết phục để tạo sự ấn tượng cho nhà tuyển dụng và giúp họ muốn đọc tiếp CV của bạn.
Soát lại lỗi chính tả
Sau khi viết xong, ứng viên nên đọc kĩ CV và soát lại lỗi chính tả. Việc đọc lại và sửa lỗi từng câu chữ trong CV giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và cẩn trọng của bạn đối với các chi tiết nhỏ. Ngoài ra, điều này có thể giúp bạn tránh được những sai sót chính tả và ngữ pháp không đáng có trong CV.
5. Những điều cần lưu ý khi viết kinh nghiệm làm việc trong CV
Để phần kinh nghiệm làm việc trong CV không quá dài dòng và vẫn làm nổi bật những điểm mạnh thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, bạn cần lưu ý một số điều sau khi viết phần kinh nghiệm sau:
Đưa số lượng kinh nghiệm làm việc vào CV phù hợp
Thực tế, việc liệt kê nhiều kinh nghiệm làm việc trong CV không đảm bảo tính chất lượng của CV. Ứng viên nên lựa chọn những kinh nghiệm nổi bật và liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển. Tốt nhất là chọn những công việc có thời gian làm việc trên 6 tháng hoặc tối thiểu là 3 tháng cho mỗi trải nghiệm. Điều này giúp bạn tránh việc liệt kê quá nhiều kinh nghiệm không cần thiết và tập trung vào những kinh nghiệm quan trọng nhất.
Ghi kinh nghiệm làm việc theo mô tả công việc
Để tránh việc CV bị đánh giá lan man và thiếu sự sắc bén, một trong những cách hiệu quả nhất là tập trung trình bày những kinh nghiệm phù hợp với bản mô tả công việc. Thay vì liệt kê những kinh nghiệm không liên quan, ứng viên nên chọn những công việc có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển để thể hiện sự tinh ý và sự chuyên nghiệp.
Liệt kê kinh nghiệm theo thứ tự từ gần đến xa
Ứng viên nên trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV theo dòng từ gần ra xa. Bằng cách này, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tìm thấy những kinh nghiệm làm việc gần đây nhất của ứng viên và có cái nhìn tổng quan về sự phát triển nghề nghiệp của ứng viên từ thời điểm đó.
Đưa thành tích vào CV
Thành tích có thể được phân loại thành các thuật ngữ định lượng và định tính:
- Định lượng: thành tích bao gồm những con số, tỷ lệ phần trăm, thống kê và phép so sánh.
- Định tính: thành tích bao gồm các danh hiệu, giải thưởng, sự công nhận, sự thừa nhận, và khen thưởng từ công ty.
Tạo sự khác biệt cho CV
Ngoài trình bày các trách nhiệm đã đảm nhận trong công việc trước, ứng viên nên cung cấp thông tin về những điểm nổi bật của bản thân để tạo sự khác biệt so với các ứng viên khác.
Bạn có thể ghi những khả năng hoặc đặc điểm đặc biệt của bản thân hoặc cung cấp thông tin về các phần thưởng danh giá hoặc chức vụ lãnh đạo mà bạn từng đảm nhận cũng là một cách để tạo sự ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Đính kèm Portfolio (nếu có)
Nếu có Portfolio, ứng viên nên đính kèm vào trong CV xin việc của mình. Portfolio giúp bạn liệt kê chi tiết các kinh nghiệm làm việc và dự án mà ứng viên đã từng tham gia trước đó, đồng thời giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá khả năng làm việc của ứng viên.
6. Khi nào không nên viết kinh nghiệm không liên quan trong CV?
Việc viết kinh nghiệm không liên quan trong CV chỉ nên áp dụng trong những trường hợp mà ứng viên thiếu thông tin hoặc không có nhiều lựa chọn để giúp cho CV trở nên đầy đủ và ấn tượng. Ngược lại, đối với những ứng viên có nhiều kinh nghiệm (từ 3-5 kinh nghiệm làm việc trên 6 tháng), không nên đưa vào những kinh nghiệm không liên quan chỉ để tăng độ dài của CV và điều này có thể khiến CV của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp.
7. Một số mẫu kinh nghiệm làm việc trong CV hút mắt
Dưới đây là mẫu kinh nghiệm việc làm trong CV mà bạn có thể tham khảo:
Kinh nghiệm nghề nghiệp
[TÊN CÔNG TY A] | Hà Nội, VIỆT NAM
Trợ lý kế toán
Tháng 3/2016 – Tháng 2/2019
- mua các vật tư và thiết bị cho 3 bộ phận trong công ty, đảm bảo ghi nhận đầy đủ và chính xác các giao dịch mua bán, đồng thời giảm thiểu sai sót khi đối chiếu các khoản thu chi đến 35%.
- Thực hiện báo cáo chi phí cho các quy trình, ghi lại và phân bổ các khoản chi phí một cách hợp lý và chính xác.
- Gửi yêu cầu hoàn trả chi phí phát sinh trong quá trình tổ chức chuyến du lịch và nghỉ mát. Đồng thời, đảm bảo hoàn thành các bản khai nhận biên lai còn thiếu.
[TÊN CÔNG TY B] | TP. HCM, VIỆT NAM
Nhân viên kế toán
Tháng 5/2014 – Tháng 2/2016
- Thực hiện các yêu cầu của nhà cung cấp, tìm ra và giải quyết triệt để các mối lo ngại.
- Tiếp nhận, theo dõi và xử lý hơn 50 khoản thanh toán hóa đơn của nhà cung cấp mỗi tuần.
- Đối chiếu các khoản thanh toán mỗi ngày.
[TÊN CÔNG TY C] | Đà Nẵng, VIỆT NAM
Thực tập kiểm toán
Tháng 6/2010 – Tháng 6/2014
- Xử lý tiền mặt, kiểm tra và giao dịch qua thẻ tín dụng, duy trì độ chính xác lên tới 98%, giảm thiểu các lỗi cân bằng (balancing errors) vào cuối ngày.
- Cân đối kiểm tra các giao dịch thanh toán, xác định và giải quyết sự chênh lệch ngay tức thì.
- Cẩn trọng trong việc chuẩn bị và gửi tiền vào ngân hàng (~100 triệu/lần) mỗi tuần 2 lần.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng và chi tiết nhất về cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV để tạo được ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Hy vọng rằng với những kiến thức hữu ích này, bạn sẽ có thể viết phần kinh nghiệm làm việc của mình một cách ấn tượng và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.