Bật mí cách tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc cho nhân viên mới

Ngày nay nhu cầu tìm một công việc ổn định, hợp lý luôn là điều mong muốn của nhiều người, vì vậy có không ít các nhà đầu tư kinh doanh đã tạo cơ hội tìm việc làm cho những người chưa có công việc ổn định giúp họ trang trải cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên để tìm được những người  nhân viên chính thức thì gần như các công ty, doanh nghiệp nào cũng cần có một khoảng thời gian thử việc. Kết thúc khoảng thời gian này,  chắc không ai còn xa lạ gì với bản tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc, đây chính là vũ khí quan trọng để giúp bạn tiếp tục đồng hành với công việc đang làm.

Tại sao cần đánh giá bản thân sau thời gian thử việc?

Tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc được viết dưới dạng bản thảo do chính người viết tự nhận xét về bản thân trong quá trình thử việc tại 1 nơi nào đó. Nội dung tự đánh giá thường là những ưu điểm, nhược điểm, những khó khăn trong công việc và mong muốn của người làm khi hết thời gian thử việc… sau đó gửi lên cấp trên để họ phán xét năng lực của bạn.

Tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc là một điều cần thiết
Tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc là một điều cần thiết

Đánh giá bản thân sau thời gian thử việc chính là chìa khóa giúp bạn trở thành nhân viên chính thức của nơi mình đang cần làm.

Đây là hình thức tuyển dụng nhân viên chính thức khá phổ biến tại các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Thông qua bản tự đánh bản thân sau thời gian thử việc đã giúp cho các chủ, quản lý doanh nghiệp, cơ quan nào đó biết được chuyên môn, thái độ và năng lực làm việc của bạn tới đâu từ đó đưa ra quyết định đúng đắn có nên tuyển bạn vào làm chính thức hay không. Đồng thời bạn cũng biết được trong quá trình thử việc những gì mình chưa hoàn thành tốt để còn rút kinh nghiệm và cần cố gắng hơn trong tương lai.

Ngoài ra tự đánh giá bản thân cũng giúp bạn tự nhìn lại năng lực chuyên môn, ưu điểm, nhược điểm trong cả quá trình thực tập. Từ đó đúc rút ra những kinh nghiệm quý báu cho chính mình.

Như vậy, tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc có vai trò rất quan trọng trong công việc tương lai của bạn. Tùy từng nơi hoặc tùy theo tính chất công việc mà nơi đó đang cần tuyển ở vị trí nào mà thời gian đánh giá thử việc lại khác nhau, thông thường ít nhất là 2 tuần, trung bình là 1 tháng hoặc thậm chí có nơi có thể 2 tháng thử việc. Đây cũng chính là thời gian xác định xem bạn có phù hợp với công việc mà mình đã chọn hay không để tiếp tục cố gắng hoàn thành như mong đợi.

Các hình thức tự đánh giá bản thân của các công ty đối với nhân viên mới sau thời gian thử việc

Viết giấy hoặc phiếu khảo sát

Đây là một hình thức khá phổ biến ở các đơn vị, doanh nghiệp trước đây. Nhân viên mới sau thời gian thử việc được yêu cầu tự đánh giá về bản thân. Nội dung chung của các đánh giá này bao gồm đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống; đánh giá về ý thức trách nhiệm trong công việc; những ưu điểm, nhược điểm của bản thân trong thời gian thử việc; sau khi thử việc bạn có mong muốn, yêu cầu gì đối với đơn vị đang làm,…

Có nhiều công ty, doanh nghiệp sử dụng các phiếu khảo sát, trên đó có các đề  mục với từng mục tiêu đánh giá để nhân viên có thể tự chấm điểm cho mình. Với cách này đòi hỏi nhân viên phải tự đánh giá một cách khách quan, trung thực nhất. Vì sau khi đánh giá, công ty sẽ có thêm tham khảo từ các lãnh đạo, đồng nghiệp làm cùng bạn trong suốt thời gian quan để có sự thông tin chính xác cùng sự tin tưởng cao hơn.

Phỏng vấn trực tiếp

Đây là phương pháp mới đang được thực hiện ở nhiều đơn vị. Nhân viên mới kết thúc kì thử việc sẽ có một buổi phỏng vấn tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc với lãnh đạo hoặc nhân sự của công ty. Cách này thường khiến nhân viên có áp lực hơn rất nhiều khi phải trực tiếp phỏng vấn. Để có thể để lại ấn tượng tốt, bạn cần có sự tự tin trong câu trả lời, biết ứng đối trong các tình huống được đưa ra. Nhưng phỏng vấn trực tiếp lại giúp công ty, doanh nghiệp có sự đánh giá tốt nhất về năng lực của nhân viên mới.

Phỏng vấn trực tiếp cũng là một hình thức để nhân viên mới tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc
Phỏng vấn trực tiếp cũng là một hình thức để nhân viên mới tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc

Tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc cần đánh giá những nội dung gì?

Thông tin chung và riêng

Đây là phần không thể thiếu trong bất cứ bản tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc nào bởi thông qua mục này cả người nhận lẫn người gửi đều biết được một vài những thông tin chính của đối phương.

Phần thông tin chung gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản,..chú ý những thông tin này cần viết hoa in đậm và căn chỉnh sao cho phù hợp với kích cỡ bản thảo. Phần thông tin riêng bao gồm tên cơ quan, cơ sở làm việc và thông tin cá nhân của bạn. Mục thông tin cá nhân cần ghi rõ chính xác các nội dung có liên quan như họ tên/ngày tháng năm sinh/ quê quán / số CCCD/ thời gian thử việc/ đơn vị công tác, vị trí đã đảm nhận và người hướng dẫn trong thời gian thử việc

Đánh giá vềphẩm chất đạo đức, lối sống

Phần đánh giá về phẩm chất đạo đức, lội sống bạn cần nêu rõ:

  • Trong thời gian thử việc có luôn chấp hành đúng nội quy, quy định của đơn vị không? Có những sai phạm nghiêm trọng nào cần được nhắc tới?
  • Nêu rõ bản thân luôn chấp hành đúng các quy định của nhà nước và pháp luật.
  • Có phẩm chất đạo đức trong sạch, lối sống lành mạnh, giản dị.
  • Có ý thức học tập rèn luyện, luôn luôn trau dồi những kiến thức từ thực tế và các đồng nghiệp, lãnh đạo xung quanh.
  • Tích cực tham gia các hoạt động tập thể chung của đơn vị.
  • Đoàn kết với đồng nghiệp.

Phần này cần thể hiện sự đánh giá chân thành, khách quan, nêu bật lên đạo đức tốt và lối sống lành mạnh của bản thân. Từ đó tạo ấn tượng tốt cho mọi người.

Hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ được giao

Tự nêu nên đánh giá một cách chính xác nhất về hiệu quả các công việc được giao trong thời gian thực tập tại đơn vị. Nêu rõ bản thân luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc công việc. Luôn có ý thức học tập nâng cao chuyên môn.

>>>Xem thêm

Những ưu điểm của bản thân trong quá trình thử việc

Đây chính là phần quan trọng nhất giúp bạn có được sự tin tưởng của những chủ cơ quan, doanh nghiệp trong công việc hay không. Phần này là phần ghi lại những thành tích đã làm những gì tốt, những khả năng nổi bật của mình trong thời gian thử việc. Hãy liệt kê những công việc mà bạn đã được giao vào hoàn thành tốt, chú ý những câu từ giúp bạn thu hút được sự chú ý của những người tuyển dụng như nhân viên năng động trong công việc, thường xuyên hoàn thành tốt công việc, đứng top trong những người vượt chỉ tiêu KPI, thái độ tích cực của mình đối với công việc…

Rồi sau đó là liệt kê những đánh giá tốt  về lối sống, phẩm chất đạo đức, tư tưởng của mình trong thời gian thử việc như thực hiện tốt những nội quy quy định, thái độ ứng xử hòa nhã với các đồng nghiệp xung quanh hoặc tham gia đầy đủ những buổi họp, sự kiện mà công ty tổ chức…

Nhìn vào những ưu điểm trên thì những chủ cơ quan, doanh nghiệp họ sẽ có cái nhìn tốt hơn về bạn và họ sẽ tin tưởng ràng chọn bạn làm nhân viên chính thức là điều vô cùng đúng đắn. Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn viết đề cao quá nhiều những ưu điểm, khả năng vượt trội của mình hoặc đưa ra những thông tin không trung thực nhằm mục đích được khen ngợi, chú ý.

Nêu lên những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân một cách khách quan, trung thực
Nêu lên những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân một cách khách quan, trung thực

Những khuyết điểm cần thẳng thắn nhìn nhận và khắc phục

Phần này hãy liệt kê những việc bạn chưa làm được hoặc chưa thực hiện tốt trong công việc.

Nếu có quá nhiều những hạn chế đối với bạn trong công việc thì đây lại chính là phần đem lại tiêu cực cho mình. Hãy sử dụng  những lời lẽ khéo khéo như sẽ cố gắng thực hiện tốt trong tương lai hoặc chăm chỉ làm việc hơn và nên thành thật cam kết…để họ có thêm cái nhìn về sự quyết tâm trong công việc của bạn mà có thể thay đổi suy nghĩ loại trừ bạn ra.

Bạn nên chú ý không nên liệt kê quá nhiều những khuyết điểm dù chỉ nhỏ nhặt bởi sẽ tăng cảm giác không thích thú của những người lãnh đạo đối với mình mà thay vào đó nếu được nhận vào làm nhân viên chính thức bạn hãy tự sửa chữa những khuyết điểm này ngay trong quá trình làm việc. Đây cũng là một mẹo giúp bạn nhận được sự đồng ý tin tưởng nhận làm nhân viên chính thức của cấp trên đối với mình và là phần không thể thiếu đối với bản tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc.

Những mong muốn và nguyện vọng của bản thân

Hầu hết ai cũng có những nguyện vọng nếu như được nhận vào làm chính thức, vì vậy đừng ngại viết ra những mong muốn của mình sau thời gian thử việc. Nếu mong muốn của bạn được cấp trên chấp thuận thì đây chính là điều giúp bạn thúc đẩy mình ngày càng tiến bộ và cống hiến hết mình cho công việc.

Cuối cùng là bạn nên gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến với phía lãnh đạo cùng với lời hứa và cam kết sẽ đồng hành cùng công ty lâu dài góp phần xây dựng phát triển trong công việc. Đồng thời mong nhận được sự phản hồi, đóng góp ý kiến của họ đối với mình trong quá trình thử việc.

Những lưu ý khi viết tự đánh giá bản thân trong quá trình thử việc

Trong quá trình viết bản tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc, để bản đánh giá gây được sự chú ý với người tuyển dụng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trình bày cần rõ ràng, ngắn gọn, thông tin đưa vào bản tự đánh giá bản thân cần chân thực, không nói dối.
  • Không nhận xét về bản thân quá dài dòng hoặc PR bản thân quá đà sẽ gây tác dụng ngược.
  • Văn phong trong văn bản cần phù hợp, chuyên nghiệp, nghiêm túc, không dùng từ địa phương, từ nhạy cảm.
  • Trước khi gửi văn bản cần kiểm tra lỗi chính tả bởi sẽ khiến người đọc đánh giá bạn là người thiếu sự cẩn thận,hấp tấp, hậu đậu trong công việc.

Hầu hết ở đâu cũng vậy, khi muốn bắt đầu một công việc mới thì ai cũng cần trải qua thời gian thử việc từ đó bạn mới đưa ra quyết định xem công việc này có phù hợp với mình hay không. Cũng như vậy mà các bộ phận quản lý nhân sự mới đưa ra được quyết định nên chọn bạn vào làm nhân viên chính thức của họ hay không. Do vậy việc tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc là rất cần thiết và quan trọng nên bạn cần cẩn thận khi làm bản báo cáo. Thông qua bản báo cáo này mà cả đôi bên xem xét có nên hợp tác tiếp với nhau hay không và nếu có sự hợp tác thì cũng thông qua bản báo cáo này để nhà tuyển dụng ra quyết định với mức lương phù hợp với mỗi người. Trên đây là những thông tin về bản tự đánh giá bản thân sau thời gian thử việc hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức khi đi thử việc.