Thực tập là một phần không thể thiếu đối với sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường hay bước vào kì cuối cùng của cuộc đời sinh viên. Đây sẽ là một bước đệm quan trong cho bạn trong tương lai sau khi ra trường xin việc. Để đạt được kết quả thực tập tốt nhất bạn cần có thái độ chủ động học tập, nghiêm túc trong công việc. Vậy những kinh nghiệm rút ra sau khi đi thực tập bạn có thể nhận được là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
Mục lục
Thế nào là thực tập?
Thực tập là một khái niệm không còn xa lạ đối với các bạn sinh viện. Nhiều bạn đã tìm hiểu vấn đề này từ rất sớm ngay năm nhất, năm hai. Thực tập là giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với xã hội thực tiễn, là giai đoạn vừa làm vừa học của các bạn sinh viên. Quá trình thực tập sẽ giúp họ có nhiều trải nghiệm về công việc và môi trường làm việc sớm hơn, trước khi tốt nghiệp và ra trường. Đây chính là bước cuối cùng mà sinh viên phải thực hiện để có thể ra trường. Nhưng đây cũng sẽ là bước đầu tiên để sinh viên trải nghiệm công việc thực tế mà liên quan đến ngành mình học trước đó.
Phân biệt “Thực tập” và “Kiến tập”: Có nhiều người không phân biệt được hai khái niệm nay. Thực tập là tự mình trải nghiệm thực tế về một công việc. Các bạn sinh viên năm cuối sẽ phải đi thực tập trước khi ra trường. Còn kiến tập chính là đứng bên cạnh quan sát những thao tác, kĩ thuật mà một người có kinh nghiệm thực hiện. Từ đó bạn sẽ phải nhớ, rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Thực tập có cần thiết đối với sinh viên hay không?
Để trả lời câu hỏi “Thực tập có cần thiết hay không?” thì đáp án khẳng định là Có!
Có một điều chắc chắn đó là đã là sinh viên thì sẽ đều phải trải qua quãng thời gian thực tập này thì mới mong được tốt nghiệp và ra trường. Thế nhưng, trên thực tế thì kỳ thực tập chia ra làm hai loại: phải đi làm thực tập và không phải đi thực tập. Với kiểu thứ hai, sinh viên chỉ cần hoàn thành luận văn tốt nghiệp vào cuối kỳ học và xin chữ kí tại một cơ sở thực tập có quen biết nào đó vào giấy chứng nhận thực tập.
Tuy nhiên không tự nhiên mà nhà trường lại thêm kỳ thực tập vào để sinh viên phải làm, chắc chắn nó phải mang lại được cho sinh viên rất nhiều những giá trị kinh nghiệm bổ ích. Vì thế khi bước vào kỳ thực tập thì bạn nên đi để có thể thâm nhập vào môi trường thực tế trước khi ra trường. Có như vậy bạn mới nhận được những kinh nghiệm rút ra sau khi đi thực tập.
Khoảng thời gian này sẽ giúp các bạn có thể tiếp cận công việc thực tế, có được cho mình những kinh nghiệm cần thiết với nghề nghiệp mà bạn đã và đang lựa chọn theo đuổi. Nếu có cơ hội khuyên bạn không nên bỏ phí thời gian thực tập, bởi mỗi ngày đi thực tập sẽ giúp các bạn có thêm những bài học mới, những kinh nghiệm thực tế mới trong công việc. Các sinh viên thể hiện tốt trong quá trình thực tập còn có thể được doanh nghiệp ưu ái giữ lại làm nhân viên chính thức, giảm thời gian và công sức phỏng vấn tìm việc từ đầu.
Mục đích hướng tới của việc sinh viên đi thực tập
Không phải tự hầu hết các trường đều dành ra thời gian xen kẽ với quá trình học tập hoặc kì học cuối cùng để cho sinh viên đi thực tập. Mục đích của việc này là:
Thâm nhập vào môi trường thực tế.
- Nâng cao nhận thức vai trò và trách nhiệm đối với ngành nghề mình đang theo đuổi.
- Tiếp cận và làm quen với các công việc liên quan đến chuyên môn mình đang theo học.
- Tham gia làm các công việc mà đơn vị thực tập phân công.
- Tìm hiểu cơ quan, đơn vị cùng với những hoạt động liên quan đến chuyên ngành.
- Biết tổ chức thực hiện công việc cá nhân và theo nhóm.
- Học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc và cách ứng xử trong các mối quan hệ tại cơ quan.
Kinh nghiệm rút ra sau khi đi thực tập là gì?
Sự chủ động và tự tin là điều bạn nhận được sau khi đi thực tập
Tinh thần chủ động là một bài học lớn mà hầu như sinh viên nào cũng học hỏi được sau quá trình làm thực tập sinh. Vào một môi trường mới, làm việc với những con người hoàn toàn xa lạ chủ động nói chuyện, chủ động làm việc và đưa ra quan điểm cá nhân giúp sinh viên hòa nhập nhanh hơn, sớm làm quen và nhanh chóng thích nghi với môi trường, công việc.
Từ sự chủ động, bạn giúp nhanh chóng khắc phục những hạn chế của bản thân. Điều này giúp bạn tự tin hơn. So với việc bạn là người mới như tờ giấy trắng chưa có gì thì sau quá trình thực tập ít nhiều bạn đã có những nét vẽ cơ bản cho tờ giấy của mình, nếu bạn là người tiếp thu nhanh thì bạn có thể nhanh chóng vẽ thêm, phát triển những kiến thức cơ bản và sử dụng nó một cách hiệu quả theo cách của bạn. Nó giúp bạn có thông tin để trao đổi với đồng nghiệp vừa tạo sự tương tác và hòa đồng với đồng nghiệp vừa là cơ hội học hỏi thêm, tích lũy thêm nữa cho công việc của mình. Đó là những kinh nghiệm rút ra sau khi đi thực tập.
Trang bị cho bản thân những kỹ năng mềm hữu ích
Một trong những yếu tố giúp cho bạn thành công trong công việc đó là phải có kỹ năng mềm tốt. Vậy kỹ năng mềm là gì? Đó là kỹ năng thực hành xã hội bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau kết hợp như kỹ năng sống. kỹ năng giao tiếp, làm việc, xử lý tình huống,… Nói một cách đơn giản đó là sự khéo léo trong cuộc sống. Khi đi thực tập bạn sẽ phải làm trong một môi trường hoạt động tập thể, do đó bạn cần có khả năng tương tác tốt với mọi người. Khi có những kỹ năng này, ở bất cứ đâu các bạn cũng có thể ứng biến tùy theo tình huống để đạt được công việc tốt nhất.
Khi đi thực tập là bạn đã bước chân vào một môi trường làm việc thật sự. Thông qua sự giao tiếp với đồng nghiệp, lãnh đạo, khách hàng bạn sẽ dẫn hoàn thiện kỹ năng mềm của chính bản thân. Đôi khi gặp những cơ sở đào tạo tốt, họ còn chỉ dẫn cho bạn những điểm yếu kém từ đó phát triển thêm bản thân.
Để có được những kỹ năng mềm tốt thì bạn phải là người tự tin, xông xáo, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về công việc của mình. Chỉ có những người dám hành động, dám tiếp cận thì mới nhận được thành quả xứng đáng. Người có kỹ năng mềm tốt luôn nhận được sự ưu ái về nhiều mặt từ công việc đến các mối quan hệ. Đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp bạn xin việc vào những nơi có chế độ đãi ngộ tốt.
Rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn tại nơi làm việc
Không phải tự nhiên mà hầu hết tất cả các trường đều tổ chức các khóa học thực tập xen kẽ trong quá trình giảng dạy hay khóa thực tập tốt nghiệp trước khi ra trường. Đây là một trong những bước đệm để bạn tập làm quen với công việc thuộc chuyên ngành của mình sau khi ra trường.
Những kiến thức trên sách vở đôi khi khá trừu tượng đối với sinh viên mà trong quá trình học các bạn không thể hiểu hết được, đó là kiến thức trên sách. Chỉ có áp dụng vào thực tế, mắt thấy, tai nghe và được giảng giải, có như vậy thì thì bạn mới hiểu, mới nhớ lâu, đó là kiến thức của mình. Việc thực tập sẽ giúp bạn đúc rút ra những kinh nghiệm quý báu và không còn bỡ ngỡ khi đi xin việc sau khi ra trường.
Có một điều khá bất cập ở sinh viên Việt Nam đó là họ đi thực tập với tinh thần bị động. Tức là không có sự tìm tòi cũng như thái độ học tập nghiêm túc tại nơi thực tập. Vậy nên kì thực tập đó thường không đem lại nhiều hiệu quả. Khác với sinh viên nước ngoài được đi thực tập từ rất sớm, họ chủ động giống như mình là một thành viên chính thức của nơi làm việc. Kinh nghiệm rút ra sau khi đi thực tập rất quan trọng đối với các bạn sinh viên.
>>>Xem thêm:
Cần chuẩn bị những gì trước khi đi thực tập?
Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết
Một sinh viên đi thực tập thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Dưới đây là những giấy tờ cơ bản bạn cần có:
- Đơn xin thực tập. Đơn này bạn có thể tìm được mẫu ở trên mạng. Trong đơn cần có phần giới thiệu bản thân, giới thiệu về trường học, trình bày mục đích cũng như mong muốn khi ứng tuyển.
- Giấy giới thiệu của nhà trường: Khi thực tập tại các cơ sở có liên kết đào tạo với nhà trường nơi sinh viên học thì bạn cần có giấy giới thiệu. Còn nếu là đơn vị do bạn tự tìm kiếm thì không cần loại giấy tờ này.
- Một bộ CV thực tập.
- Hồ sơ xin việc (nếu cần) bao gồm sơ yếu lý lịch có công chứng, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân bản sao có công chứng, bảng điểm và các giấy tờ khác có liên quan. Thường thì những bộ hồ sơ này được bán ở các cửa hàng văn phòng phẩm, hiệu sách.
Tìm hiểu đơn vị mà bạn sẽ đến thực tập
Chắc hẳn ai cũng muốn tìm cho mình một đơn vị thực tập chất lượng tốt, nơi bạn có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm đáng quý. Vì vậy cần phải tìm hiểu đầy đủ thông tin về công ty tuyển dụng để có lựa chọn đúng đắn. Những thông tin này có thể được tìm kiếm qua nhiều nguồn như website của công ty, google, mạng xã hội, hỏi người quen hoặc lên các hội nhóm của trường để xin kinh nghiệm đi thực tập tại công ty. Điều này sẽ làm tăng thêm lợi thế cho bạn trong buổi phỏng vấn cũng như công việc trong suốt thời gian thực tập sắp tới.
Điều chỉnh lại các trang mạng xã hội
Hiện nay có rất nhiều công ty yêu cầu những thông tin liên lạc với thực tập sinh một cách chi tiết như số điện thoại, địa chỉ và các trang mạng xã hội, phương tiện liên lạc thông dụng nhất hiện nay. Họ đánh giá ứng viên một phần qua các mối quan hệ trên mạng xã hội cùng những gì bạn đăng tải trên đó. Vậy nên để tạo ấn tượng tốt với phía tuyển dụng, bạn cần thể hiện mình là người chín chắn, phát ngôn cẩn trọng. Đây cũng là một điểm cộng lớn cho bạn nếu bạn biết tận dụng lợi thế này. Đây là một trong những kinh nghiệm rút ra sau khi đi thực tập bạn cần biết.
Liên hệ trước, tạo mối quan hệ tốt với người hướng dẫn
Người hướng dẫn chính là người có trách nhiệm quản lý bạn sau khi vào làm việc. Bạn cần liên hệ trước để biết được cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cũng như hỏi thăm về công việc sắp tới. Khi xây dựng mối quan hệ tốt với người hướng dẫn thì họ sẽ “cầm tay chỉ việc” cho bạn tận nơi, nhắc nhở bạn điều cần thiết để không bị mắc phải những sai lầm không đáng có.
Chuẩn bị những trang thiết bị sử dụng cho công việc
Để công việc được diễn ra một cách thuận lợi bạn cần chuẩn bị cho mình những vật dụng cần thiết như sổ ghi chép, giấy nhớ, bút, laptop,.. Có một số nơi hỗ trợ máy tính cho thực tập sinh sẵn nên bạn không cần mang theo. Để biết được có cần không thì hãy liên hệ trước hỏi người hướng dẫn.
Chuẩn bị trang phục phù hợp nơi làm việc
Thời trang sinh viên khá đa dạng, hầu hết các trường đại học đều không quá khắt khe đối với trang phục của sinh viên. Thế nhưng với một môi trường làm việc nghiêm túc thì đòi hỏi thái độ của các bạn cũng phải tuân theo. Trước tiên đó là về mặt trang phục. Cần chuẩn bị cho mình những trang phục thích hợp với nơi làm việc. Ví dụ đối với môi trường công sở là những bộ sơ mi, quần âu hay chân váy kín đáo, môi trường công xưởng là các bộ đồ bảo hộ, môi trường y tế là những bộ đồ blouse,…
Tương lai của bạn đang nằm trong chính tay bạn. Bạn sẽ nhận được những kinh nghiệm rút ra sau khi đi thực tập đắt giá nếu có thái độ thực tập nghiêm túc, biết tìm tòi và học hỏi, biến chúng thành kiến thức của bản thân. Từ đó tạo tiền đề phát triển tốt cho bản thân. Và biết đâu nếu bạn đạt được kết quả tốt trong kỳ thực tập này, đơn vị sẽ có những ưu tiên tuyển dụng dành cho bạn nếu bạn muốn làm việc ở đó.