Sống Và Làm Việc Có Kế Hoạch Chỉ Với 5 Bước

Hãy nhìn lại quãng thời gian qua, cuộc sống của bạn có ý nghĩa hay không? Bạn đã thực sự lên kế hoạch chi tiết cho cuộc sống và mục tiêu công việc của mình hay chưa? Nhất là một bộ phân giới trẻ hiện nay, sống buông thả, không mục tiêu không định hướng cho tương lai.

Vế đề nào cũng có thể được giải quyết, cơ bản là bạn có quyết tâm thay đôi bản thân hay không. Hãy để chúng tôi gợi ý bạn cách sống và làm việc có kế hoạch để cuộc đời bạn trở nên ý nghĩa hơn.

Tại sao phải sống và làm việc có kế hoạch?

Sống không mục tiêu, kế hoạch bạn sẽ rơi vào vòng lặp luẩn quẩn: sáng mở mắt ra thì đã vội đi làm từ 7h00 tới 17h00 kết thúc một ngày xong thì đi cà phê chém gió, đi nhậu, bar… say xưa, rồi lại cứ thế sáng hôm sau lại tiếp tục lặp lại… lặp lại… Sau một quãng thời gian nhìn lại dường như cuộc sống của bạn chỉ đang ở trong một vòng tròn: ngay hôm nay lặp lại ngày hôm qua, năm này lặp lại năm kia, chẳng có gì thay đổi. Liệu rằng bạn đang tồn tại hay đang thực sự sống cuộc đời mà mình mong muốn?

Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao bạn có mặt ở thế giới này không? Bạn tồn tại vì điều gì?

Dù là vận động viên đạt được thành tích cao, người doanh nhân thành đạt với công ty “tỷ đô” hay là ca sỹ nổi tiếng quốc tế, bất kể là ai trong lĩnh vực nào muốn thành công được cũng nhờ việc đặt mục tiêu. Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta sẽ phải bước những bước nhỏ hơn, nhưng dễ dàng hơn và không cảm thấy nản chí, đó là sức mạnh của việc lên kế hoạch.

Trước khi đi vào việc lên kế hoạch, hãy hiểu rõ bản thân mình. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những bước làm cho cuộc sống này ý nghĩa hơn.

5 bước giúp bạn sống và làm việc có kế hoạch

Chỉ với 5 bước sau, bạn hoàn toàn có thể thức tỉnh con người phi thường trong bạn, mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm bạn đều có mục tiêu kế hoạch rõ ràng từ đó khiến cho cuộc sống của bạn có ý nghĩa hơn.

Bước 1: Làm mới bản thân

Biểu hiện của những con người “tồn tại” thay vì sống là sự uể oải, mệt mỏi. Họ không tìm được niềm vui trong công việc, gia đình hay không có tiếng nói chung với những người yêu thương của mình. Cuộc sống của họ đầy mệt mỏi vây quanh. Họ cảm thấy cuộc sống này thật tẻ nhạt bởi áp lực cuộc sống và núi công việc đang chờ. Nếu có những biểu hiện này hãy thực hiện những việc làm sau:

  • Đi ngủ sớm và  thức dậy sớm hơn. Việc ngủ sớm sẽ giúp bạn tỉnh táo thay vì thiếu ngủ và mệt mỏi cho ngày hôm sau. Thức khuya tàn phá các bộ phận trên cơ thể và nguyên nhân cho nhiều loại bệnh. Dậy sớm sẽ giúp bạn làm được nhiều việc hơn, tranh thủ thời gian cho bản thân (thiền, chạy bộ, đọc sách…) và thấy bản thân thật có ích.
  • Hãy biết ơn và yêu thương tất cả mọi thứ. Nói yêu thương bản thân mình, thầm biết ơn mỗi sáng thức dậy vì mình còn sống, còn cơ hội để làm những điều chưa thực hiện được, biết ơn công lao cha mẹ đã sinh thành và dưỡng dục, biết ơn vì có công việc làm để nuôi sống bản thân và giúp ích cho người khác, biết ơn vì mình có cơm ăn, áo mặc…
  • Rèn luyện thể chất: vận động và tập thể dục cơ thể sẽ trở nên khỏe khoắn hơn, thân hình thon gọn và giúp bạn luôn có năng lượng tràn đầy.
  • Uống nước lọc nhiều hơn thay vì các loại nước khác. Hãy uống một ly nước mỗi sáng khi vừa thức dậy. Theo khuyến cáo chúng ta nên uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày sẽ tốt cho cơ thể.

Bước 2: Lập kế hoạch cho một ngày làm việc năng động

Hãy có một quyển sổ nhỏ ghi lại 5 mục tiêu cần hoàn thành cho ngày hôm sau. Sau đó sắp xếp mức độ quan trọng của các công việc đó theo thứ tự ưu tiên từ 1 tới 5 và giải quyết từng việc một vào ngày hôm sau. Để gia tăng năng suất làm việc của mình lên bạn phải tránh làm việc đa nhiệm, khi làm việc hãy tránh xa điện thoại, tắt hết tất cả các thông báo (Facebook, Zalo, tik tok). Tập trung 100% giải quyết 1 công việc cụ thể cho xong. Khi đó năng suất làm việc của bạn sẽ thật tuyệt vời.

Lập kế hoạch làm việc mỗi ngày là điều bạn nên làm

Bước 3: Hãy làm những điều bạn thật sự yêu thích

Một lý do nữa khiến bạn trở nên mệt mỏi với công việc là do bạn đang không làm công việc mà mình yêu thích. Nó khiến bạn trở nên ù lì và mệt mỏi mỗi khi vào bàn làm việc. Để hiểu rõ bản thân mình và tìm được đam mê là một quá trình không hề đơn giản, bạn phải liên tục đặt câu hỏi trong đầu mình rằng Bạn thật sự thích gì? Điều bạn thích có tạo ra giá trị cho bạn không? Bạn có khả năng trong lĩnh vực đó không? Hãy kiên nhẫn, bền bỉ theo đuổi niềm đam mê chính đáng và bạn sẽ thành công với con đường đã chọn thay vì chọn vùi bản thân với những công việc buồn chán và tẻ nhạt.

Ví dụ: Tôi thường xuyên ghi nhật ký để tìm hiểu bản thân mình: tôi đã nhận ra mình thích nấu ăn cho những người mà mình quan tâm nhất, chạy bộ, đọc sách, giúp đỡ người khác… đồng thời củng tránh xa những thói quen xấu như là uống bia rượu đến khi không còn biết gì. Từ đó tập trung vào những điều tôi thật sự yêu thích để đem lại năng lượng tích cực và tránh xa những thứ không tốt hút đi năng lượng của tôi.

Bước 4: Quản lý tài chính cá nhân

Đừng bao giờ để bản thân phải than vãn không có tiền mỗi có một sự kiện đốt xuất xảy ra. Hãy quản lý chi tiêu của bản thân và kiểm soát nó thật tốt, đừng bao giờ phải thốt lên rằng:”Tiền của tôi đã đi đâu hết rồi” hoặc “Mình có mua gì đâu mà tiền lại hết cơ nhỉ?”.

  • Ghi chép lại các khoản chi tiêu: để biết tiền đã tiêu như thế nào và biết được bạn đã chi tiêu quá nhiều vào đâu.
  • Chi tiêu cho bản thân trước: phân chia các khoản: tiết kiệm, đầu tư, học hành trước rồi mới phân chia cho các khoản: thiết yếu hàng tháng, hưởng thụ. Vậy là bạn đã tự trả lương cho mình trước.
  • Dùng tiền nhãn rỗi để đầu tư hoặc kinh doanh để tạo ra thu nhập thụ động cho bản thân.

Bước 5: Nâng cấp bản thân

Để bản thân trở nên tuyệt vời hơn thì bạn cần nâng cấp bản thân để có thể đạt được nhiều thành công trong cả cuộc sống lẫn công việc bằng cách:

  • Đọc sách nhiều hơn.
  • Tham gia các khóa học: Việc tham gia các khóa học ngắn hạn không những giúp bạn có thêm kiến thức mà còn giúp bạn quen được nhiều bạn mới và xây dựng mối quan hệ cho bản thân.
  • Hãy kết bạn với những người giỏi hơn mình. Bạn sẽ tiếp thu được nguồn năng lượng tích cực và học hỏi được từ họ rất nhiều điều hay ho.
  • Học thêm một ngôn ngữ mới hay một kỹ năng mới.

 3 bước lên kế hoạch cho cuộc đời của bạn

Trước hết, hình dung ra một bức tranh tổng quan về những gì bạn muốn đạt được trong trong dài hạn. Ví dụ: trong 10 năm tới đây, thu nhập hàng tháng của tôi phải là 50 triệu, có ô tô để đi, mua được chung cư cao cấp ở trung tâm thành phố…

Tiếp theo, chia nhỏ mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ hơn, với thời gian thực hiện ngắn hơn. Ví dụ: Trong tháng tới tôi sẽ phải trả xong nợ, tháng tiếp theo tôi phải tiết kiệm được ít nhất 2 triệu v.v..

Cuối cùng, hãy bắt tay vào lên kể hoạch để biến mục tiêu ngắn hạn thành hiện thực thôi! Rồi bạn sẽ đến được cái đích cuối cùng nhanh chóng!

>> Xem thêm:

Những lưu ý khi thiết lập mục tiêu, kế hoạch

Tạo một kế hoạch chi tiết, cụ thể, nhưng linh hoạt: kế hoạch thực hiện mục tiêu của bạn phải dựa trên những câu trả lời rõ ràng cho tất cả các câu hỏi về mục tiêu của bạn. Sự linh hoạt giúp bạn hình dung ra các kế hoạch dự phòng vì chúng ta chẳng bao giờ biết trước được tương lai như thế nào.

Sống và làm việc có kế hoạch đòi hỏi chúng ta phải thật kiên trì và bền bỉ

Kế hoạch thực hiện mục tiêu phải gắn liền với thực. Để có được sự linh hoạt, điều quan trọng nhất là chúng ta phải luôn dựa trên thực tế. Cần một con số cụ thể để biết bạn đã hoàn thành mục tiêu. Nếu như không có con số cụ thể nào được đưa ra, chúng ta sẽ mãi mù mờ với kế hoạch của chính mình. Ví dụ: Bạn muốn trả hết nợ trong năm năm nhưng lại chẳng tính xem mỗi năm, mỗi tháng phải trả bao nhiêu mà cứ tiêu bừa, để ra được bao nhiêu thì trả nợ, không thì lại thôi. Vậy thì mục tiêu năm năm đó chắc chắn không bao giờ đạt được.

Chia mục tiêu càng nhỏ càng tốt: để tâm trí và dồn lực hoàn thành các mục tiêu ngắn trong thời gian đề ra là cách nhanh chóng nhất để thành công trong mục tiêu lâu dài. Khi chia nhỏ tới giới hạn, việc tích lũy trở nên rõ ràng hơn và khi hoàn thành được một mục tiêu nhỏ sẽ giúp bạn có động lực để thực hiện tiếp các mục tiêu tiếp theo.

Tự đánh giá định kỳ: cần một khung thời gian để biết được tiến độ thực hiện. Phải nghiêm túc thực hiện từng bước trong kế hoạch đã đề ra, không để bất cứ cám dỗ nào khác thay thế và làm bạn nản chí. Bạn sẽ rất dễ xao nhãng và đi chệch khỏi mục tiêu ban đầu, vì vậy phải tự đánh giá định kỳ theo tuần, tháng, quý, năm để chắc chắn rằng bạn đã bán sát mục tiêu do mình đặt ra.

Với những hướng dẫn trên, mong rằng bạn có thể sống và làm việc có kế hoạch. Tự tạo giá trị cho bản thân, là niềm tự hào của gia đình cũng như xã hội. Chúc bạn thành công!