Bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty – Bí quyết chinh phục tất cả nhà tuyển dụng

Theo thống kê thì câu hỏi có tần suất được sử dụng nhiều trong các buổi phỏng vấn xin việc hiện nay đó là  “Bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty“. Để có thêm được điểm cộng cho bản thân trước nhà tuyển dụng bạn cần hiểu mục đích câu hỏi của họ là gì? Khi gặp dạng câu hỏi như thế này bạn cần trả lời như thế nào mới chinh phục được nhà tuyển dụng? Hãy tìm hiểu bí kíp trả câu hỏi một cách thông minh và đầy tinh tế trong bài viết dưới đây:

Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi “Bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty?”

Trong một buổi phỏng vấn phía bên nhà tuyển dụng sau khi khai thác thông tin của ứng viên sẽ đưa ra một số câu hỏi để thông qua đó tìm được ứng viên phù hợp nhất với công việc. Một số câu hỏi có tính chất gợi mở, xem ứng viên có đủ thông minh, nhạy bén mà nắm bắt được cơ hội cho mình hay không. Vậy nên những câu hỏi đưa ra đều có mục đích và tác dụng riêng của nó.

Nắm bắt được mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này giúp bạn chuẩn bị được câu trả lời thích hợp nhất, tạo được thiện cảm và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Một trong những câu hỏi bạn thường bắt gặp trong các buổi phỏng vấn đó là “Bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty“.  Vậy mục đích của họ là gì?

Câu hỏi Bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty rất quen thuộc trong các buổi phỏng vấn hiện nay
Câu hỏi Bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty rất quen thuộc trong các buổi phỏng vấn hiện nay

Sàng lọc các ứng viên

Qua CV xin việc được nộp công ty sẽ chọn ra những ứng viên có thông tin phù hợp để bước vào vòng phỏng vấn. Thế những số lượng ứng viên còn lại khá nhiều và cần tiến hành sàng lọc một lần nữa. Khi đưa ra dạng câu hỏi mong muốn gì khi đến với chúng tôi giúp công ty biết được mong muốn thực sự của ứng viên, có phù hợp hay không phù hợp với công ty, có thực tế hay vẽ ra những mong muốn xa vời viển vông? Điều này được đánh giá trong câu trả lời của ứng viên.

Khi bạn mong muốn quá nhiều mà điều kiện công ty không đáp ứng được sẽ nảy sinh tâm lý thất vọng, chán nản, làm việc kém hiệu quả và có thể nghỉ việc bất cứ lúc nào. Một tương lai bạn đặt ra cho công ty khi làm việc ở đây không có gì chắc chắn. Vậy nên sẽ chẳng ai muốn mất thời gian cho một ứng viên như vậy. Câu hỏi này có tính sàng lọc khá cao nên được áp dụng ở rất nhiều cuộc phỏng vấn.

Tìm ứng viên phù hợp nhất cho công ty

Câu trả lời cho câu hỏi này thường được ứng viên đưa ra về mức lương, đãi ngộ, khả năng ổn định lâu dài hay nhất thời, định hướng cho tương lai phát triển,… Từ đó nhà tuyển dụng sẽ phần nào nắm bắt được tâm lý ứng viên. Qua đó đưa ra những nhận xét ứng viên này có phù hợp với công việc, môi trường công ty, định hướng phát triển của công ty hay không.

Ví dụ mức chi trả lương cho vị trí tuyển dụng này của công ty là dưới 10 triệu, ứng viên đưa ra mong muốn lương từ 8 – 9 triệu, môi trường làm việc chuyên nghiệp, thăng tiến trong vòng 3 – 5 năm nữa, rất phù hợp với yêu cầu đưa ra của công ty. Điều này chứng tỏ ứng viên rất phù hợp.

Mực đích của nhà tuyển dụng là sàng lọc ứng viên, tìm ra người thích hợp nhất với công việc
Mực đích của nhà tuyển dụng là sàng lọc ứng viên, tìm ra người thích hợp nhất với công việc

Nắm bắt được tham vọng của ứng viên

Một trong những điều mà ứng viên cần thể hiện ở câu trả lời chính là mong muốn trong tương lai. Chắn hẳn ai cũng có mong muốn cho mình một sự phát triển thuận lợi, một vị trí cao như quản lý cao cấp hay mức lương khi đã trở thành nhân viên chính thức là bao nhiêu,… Điều này cũng thể hiện tham vọng của ứng viên. Trên thực tế những người có tham vọng càng cao chứng tỏ họ có năng lực, đủ tự tin vào khả năng của mình. Các nhà tuyển dụng đang rất cần những người như vậy.

>>>Xem thêm:

Cách trả lời câu hỏi “Bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty”

Tâm lý chung của các ứng viên trước khi tham gia buổi phỏng vấn của công ty thường tìm hiểu rất nhiều các mẫu câu hỏi liên quan đến nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn. Vậy nên khi đã thuộc lòng cách trả lời thì họ sẽ rất tự tin. Vậy nhưng khi được hỏi câu: “Bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty” , họ lập tức bị bối rối và lo lắng. Câu hỏi này không nằm trong phần đã chuẩn bị.  Sự bối rối nay ngay lập tức được nhà tuyển dụng tinh ý phát hiện mà có những đánh giá về bạn.

Thực ra đây là mẫu câu hỏi khá phổ biến, có thể sử dụng trong hầu hết các buổi phỏng vấn cho nhiều chức vụ, chuyên ngành khác nhau. Nhiều bạn không quá coi trọng mà chỉ trả lời một cách sơ sài như “em mong muốn kiếm được nhiều tiền”, ” em mong muốn tìm một công việc”, “em chưa nghĩ ra mình mong muốn gì”,… thế là bạn đã mất điểm rồi. Rất có thể bạn sẽ quay vào ô “mất lượt”, và ra về trong sự tiếc nuối mà vẫn chưa nhận ra nguyên nhân chính của cái lắc đầu từ nhà tuyển dụng.

Câu hỏi này có ý nghĩa đối với cả nhà tuyển dụng lẫn ứng viên. Họ mong muốn thông qua câu hỏi để sàng lọc các ứng viên của mình, giữ lại cho công ty những ứng viên ưu tú, thích hợp nhất với công việc. Nhà tuyển dụng cũng muốn nắm bắt những tham vọng của bạn, xem bạn có phải là người có chí tiến thủ, muốn phát triển công việc tại công ty hay không.

Còn đối với ứng viên, đây là cơ hội để bạn thể hiện sự khéo léo, tinh tế trong cách trả lời. Ứng viên vừa đưa ra được mong muốn của bản thân đối với công việc nhưng không được khiến bên tuyển dụng phản cảm. Vậy nên cách trả lời câu hỏi này ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định của nhà tuyển dụng xem bạn có thích hợp với công việc này hay không. Dưới đây là gợi ý câu trả lời cho câu hỏi trên:

Mong muốn có sự ổn định trong công việc

Trước tiên bạn hãy thể hiện mong muốn đầu tiên khi đến với công ty đó là có một công việc ổn định. Đây là một câu trả lời khá an toàn khi được hỏi “Bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty“. Có một công việc ổn định rồi chắc chắn bạn sẽ làm việc và cống hiến trong thời gian dài. Đó là ý muốn của bạn muốn thuyết phục đến nhà tuyển dụng. Không nhà tuyển dụng nào muốn qua một quá trình tìm kiếm, phỏng vấn, đào tạo chuyên môn để có một nhân viên chính thức nhưng rồi họ lại nghỉ việc một cách bất ngờ. Các công ty cũng luôn mong muốn có nhân sự ổn định giúp vận hành công ty một cách tốt nhất, tạo ra những giá trị cao.

Mong muốn đầu tiên đó là có một công việc ổn định, làm việc lâu dài
Mong muốn đầu tiên đó là có một công việc ổn định, làm việc lâu dài

Một vài lưu ý là câu trả lời này chưa chắc đã hợp ý đối với một số doanh nghiệp, công ty nước ngoài hay một số công ty Startup khởi nghiệp. Họ sẽ thích những ứng viên trẻ, năng động và đầy nhiệt huyết thay vì sự ổn định và hài lòng với những gì bản thân đang có.  Những người này họ có sự sáng tạo, tinh thần phấn đấu và vươn lên mạnh mẽ, điều mà công ty như thế này đang cần.

Có cơ hội thăng tiến tại công ty

Được trúng tuyển vào một công ty tốt luôn là niềm mong mỏi của các ứng viên. Ở đó họ có được cơ hội thăng tiến tốt trong công việc. Chẳng ai muốn làm tại một vị trí duy nhất tại một công ty cả đời. Vậy nên hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn có mong muốn được thăng tiến tại công ty. Họ cũng hiểu được rằng để thăng tiến đồng nghĩa với bạn sẽ có những nỗ lực, phấn đấu và sự thăng tiến chính là kết quả bạn xứng đáng nhận được. Một câu trả lời thật sự thông minh.

Nhưng thay vì đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu ” tôi muốn thăng tiến trong công việc”. Hãy định ra giới hạn mốc thời gian, từ 3 – 5 năm bạn có thể đạt được vị trí nào đó. Điều này cho thấy là bạn là người biết lập kế hoạch trong sự nghiệp của mình, có mục tiêu. Họ sẽ không thích những người còn mơ hồ và hay mộng mơ, không thực tế.

Đồng nghiệp đoàn kết, sẵn sàng hỗ trợ nhau

Người xưa có câu “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Môi trường công ty, doanh nghiệp là một môi trường tập thể. Nếu bạn chỉ chăm chăm một mình và có lối suy nghĩ không cần giao lưu với ai hoặc không làm ảnh hưởng ai thì họ cũng không ảnh hưởng tới mình, chỉ cần làm tốt công việc của mình là được, không quan tâm người khác. Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Bạn đang làm trì trệ sự hoạt động của một tập thể, hiệu quả sẽ luôn luôn thấp hơn so với giá trị nó đáng có.

Làm việc nhóm, đồng nghiệp hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp bạn càng tiến xa trong công việc. Mong muốn tiếp theo bạn nên thể hiện với nhà tuyển dụng đó là được hợp tác làm việc với các đồng nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ mình. Điều này thể hiện bạn là người hòa đồng, biết hợp tác, hiểu được ý nghĩa của sự đoàn kết từ đó tạo ra những lợi ích cao cho công ty.

Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, đồng nghiệp đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau
Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, đồng nghiệp đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau

Môi trường làm việc chuyên nghiệp

Mong muốn được làm việc cho một môi trường chuyên nghiệp là nhu cầu tất yếu của tất cả các ứng viên khi ứng tuyển vào các công ty. Một môi trường chuyên nghiệp giúp bạn có khả năng phát huy được năng lực của mình. Và một công ty có môi trường làm việc chuyên nghiệp mới đáng để bạn xin vào làm việc, học hỏi cho mình những kinh nghiệm quý báu nhờ sự tạo điều kiện thuận lợi của các yếu tố xung quanh.

Không lo lắng về tiền lương

Có vẻ khá nhạy cảm khi nhắc đến lương trong thời điểm này. nhưng đây cũng là một mong muốn chính đáng. Chúng ta đi làm đều mong muốn được trả lương phù hợp với công sức mình bỏ ra để trang trải cuộc sống. Đấy là không nói về những người đi làm vì đam mê thì họ cũng không hề muốn được trả lương thấp hơn giá trị cống hiến. Vậy nhưng không trả lời khéo léo bạn mất điểm ngay lập tức từ nhà tuyển dụng. Nếu biết cách trả lời tinh tế bạn sẽ không khiến bên tuyển dụng nghĩ mình là một ứng viên thực dụng hay ứng viên tệ.

Trên đây là những câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi “Bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty” để nhận được sự đánh giá cao của nhà tuyển dụng. Bạn cũng có thể bổ sung một số yêu cầu như giờ giấc linh hoạt,… Tuy nhiên cần phải tùy vào công ty khác nhau để đưa ra, vì trên thực tế có rất nhiều công ty họ có quy định chặt chẽ tới mức nghiêm ngặt về vấn đề giờ giấc làm việc. Nhất là đối với các công ty nước ngoài thì đòi hỏi này lại càng cần sự chính xác thể hiện bạn là con người có trách nhiệm, biết quản lý tốt thời gian.

Những lưu ý khi trả lời câu hỏi “Bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty” để không bị mất điểm

Đừng thể hiện bạn đi làm chỉ vì muốn kiếm được nhiều tiền

Mặc dù đây là mục đích của hầu hết mọi người khi đi làm. Họ muốn kiếm được nhiều tiền để có cuộc sống tốt hơn, mua sắm, ăn uống, nuôi gia đình. Chẳng ai thích đi làm không công hoặc công việc với đồng lương ít ỏi. Tuy nhiên nếu như bạn bày tỏ quá rõ ràng là đến công ty chỉ vì Tiền và Tiền, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ cho bạn một dấu trừ to đùng. Vì đó không phải là một ứng viên họ cần. Bởi nếu có một cơ hội hay công ty nào khác đưa ra mức lương hấp dẫn hơn, có thể bạn sẽ sẵn sàng ra đi.

Vậy công sức người ta bỏ ra training, chi phí đào tạo,… là mất không. Một vụ làm ăn thua lỗ thấy rõ như vậy chẳng công ty nào muốn làm cả. Hãy tỏ ra là người khôn ngoan khi không hề đề cập đến mong muốn có mức lương cao. Thay vào đó bày tỏ mong muốn mức lương phù hợp với sự cống hiến của mình cho công ty.

Không nên chăm chăm vào vấn đề "tiền lương"
Không nên chăm chăm vào vấn đề “tiền lương”

Cần phải thể hiện bạn là một người trung thực

Các nhà tuyển dụng nói chung đều đánh giá cao những ứng viên trung thực. Đừng quá lòe loẹt, tâng bốc công ty trong những câu trả lời của mình hoặc bịa đặt những điều không đúng sự thật. Nói ra những mong muốn của mình không đồng nghĩa với việc bạn nói dối. Thế những hãy chọn ra những điểm sáng khi đưa ra câu trả lời để không biến những lời nói trung thực của bạn thành sự “ngây ngô, ngốc nghếch”. Bạn sẽ bị trừ điểm nếu điều này xảy ra.

Đừng đưa ra những mong muốn quá xa vời thực tế

Ai đó đã nói đã ước thì phải ước những điều lớn lao, cao xa. Thế nhưng đi xin việc, đừng bao giờ bày tỏ những mong muốn quá xa vời so với thực tế. Điều đó càng làm bạn giảm đi tỷ lệ thành công của buổi phỏng vấn mà thôi. Tất cả các mong muốn đưa ra đều phải phù hợp với điều kiện của công ty, định hướng của họ cũng như tình hình phát triển hiện nay.

Hãy cho họ thấy bạn đã có tìm hiểu thông tin về công ty

Bạn nên tìm hiểu trước về các sản phẩm, dịch vụ của công ty, ngành mình ứng tuyển để có sự chủ động tốt nhất trước khi tham gia buổi phỏng vấn. Từ đó bạn biết được mục tiêu, định hướng phát triển của công ty, nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành ra sao, tỷ lệ thành công như thế nào. Từ đó khi gặp được các câu hỏi của bên tuyển dụng về công ty, bạn không bị bối rối, lo lắng mà tự tin đưa ra câu trả lời. Nhà tuyển dụng luôn luôn dành thiện cảm nhiều hơn cho những người như vậy.

Với những kinh nghiệm đã được đúc rút ra từ hàng ngàn cuộc phỏng vấn thành công của các ứng viên, bí quyết trả lời câu hỏi “Bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty” được hướng dẫn trên đây chắc chắn sẽ giúp bạn nhận được cái gật đầu từ nhà tuyển dụng. Chúc các bạn hoàn thành cuộc phỏng vấn một cách thành công và có được công việc như ý!