Mẫu Giấy Ủy Quyền Giải Quyết Công Việc Thông Dụng Nhất

Trong một sốtrường hợp bạn không thể tự mình thực hiện công việc mà phải ủy quyền cho người khác. Việc này chỉ có thể hoàn thanh suôn sẻ nếu có các mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc. Tuy nhiên, loại văn bản này mang tính pháp lý nên trong quá trình soạn thảo bạn cần hết sức lưu ý để tránh gặp phải các rắc rối không đáng có.

Nhận biết rõ điều này sau đây Thế Giới Việc Làm xin gửi đến bạn đọc các mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc mới nhất và được lưu hành rộng rãi nhất hiện nay.

Giấy ủy quyền giải quyết công việc giải là gì?

Khái niệm giấy ủy quyền giải quyết công việc

Giấy ủy quyền giải quyết công việc là văn bản pháp lý được sử dụng trong trường hợp người ủy quyền không có mặt tại cơ quan, đơn vị để thực hiện giải quyết công việc và phải nhờ một người khác làm thay họ.

Giấy ủy quyền giải quyết công việc là một văn bản pháp lý

Theo quy định hiện nay, việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi các nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt, không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy (khác với hợp đồng ủy quyền phải có mặt và sự đồng ý của cả 02 bên, bên nhận ủy quyền phải làm công việc được ủy quyền một cách bắt buộc). Bởi vậy, những công việc được thực hiện bằng Giấy ủy quyền thường có tính chất đơn giản. Những công việc phức tạp, đòi hỏi bắt buộc phải thực hiện nên sử dụng hợp đồng ủy quyền.

Hiện nay loại giấy này đang được thực hiện phổ biến tại các cơ quan đơn vị mà giám đốc là người thường xuyên ủy quyền có một số cá nhân trong trong cơ quan của mình. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định một số trường hợp không được phép ủy quyền, gồm:

  • Đăng ký kết hôn, ly hôn.
  • Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng.
  • Cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.
  • Công chứng di chúc.
  • Trả lời chất vấn.
  • Đăng ký nhận cha, mẹ, con.
  • Người có quyền, lợi ích đối lập.

Ý nghĩa, giá trị pháp lý của Giấy ủy quyền giải quyết công việc

  • Quản lý tài sản của cá nhân vắng mặt, không sinh sống, hoặc đang không có mặt tại nơi cư trú.
  • Ủy quyền trong nội bộ công ty/doanh nghiệp. Thông thường ở các trường hợp này người được ủy quyền cần có biên bản xác nhận khối lượng công việc.
  • Chủ thể là hộ gia đình, các tổ chức, đoàn thể… có thể ủy quyền cho một cá nhân để cá nhân này làm đại điện thực hiện những giao dịch dân sự cho mình.

Những nội dung cần có của mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc

Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc cần phải  có những nội dung sau phần chính cụ thể như sau:

  • Bên ủy quyền: Tại đây cần nêu rõ thông tin cá nhân và địa chỉ liên hệ của người ủy quyền.
  • Bên được ủy quyền: Ở đây cũng cần phải có đầy đủ các thông tin như đã nêu đối với bên uỷ quyền.
  • Nội dung ủy quyền: Giấy ủy quyền cần ghi rõ công việc, nghĩa vụ, quyền hạn và thời gian mà bên ủy quyền được phép thực hiện công việc. Trong một số giao dịch không yêu cầu có sự xác nhận của nhà nước thì có thể nhờ bên thứ ba ký xác nhận làm chứng.
  • Cam kết: Giấy phải có lời cam kết và chữ ký của 2 bên liên quan cũng như chịu trách nhiệm về nội dung cam kết. Nếu sau này có xảy ra tranh chấp thì tòa án sẽ dựa vào văn bản này để giải quyết.
  • Giấy ủy quyền cần có đầy đủ chữ ký và thông tin về nhân thân như: Họ và tên, năm sinh, CMND hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (có thông tin về số, ngày cấp, cơ quan cấp), địa chỉ hộ khẩu, địa chỉ liên lạc, số điện thoại …
  • Trong Giấy ủy quyền có thể có căn cứ hoặc không. Tuy nhiên nếu có căn cứ thì nó cần liên quan đến nội dung công việc ủy quyền.
  • Phạm vi ủy quyền cần thể hiện các công việc cụ thể cần thực hiện như: ủy quyền lấy bằng tốt nghiệp đại học, ủy quyền nộp thuế thu nhập cá nhân, … Khi được ủy quyền thì người nhận ủy quyền sẽ ký tên vào tất cả các loại giấy tờ liên quan, nộp thuế cũng như chi phí đi kèm.
  • Thời hạn ủy quyền nêu rõ thời gian ủy quyền là số ngày tháng cụ thể, có thể ghi đến khi hoàn thành xong công việc.

>>Xem thêm:

2 Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc

Giấy ủy quyền giải quyết công việc cũng tương tự các loại đơn từ và giấy tờ khác, biểu mẫu này cũng được bày trang trọng. Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc, bạn có thể tham khảo khi cần.

Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc số 1

Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc số 1

Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc số 2

Giấy ủy quyền giải quyết công việc có hiệu lực khi nào?

Để đảm bảo tính pháp lý của giấy ủy quyền, có cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết các tranh chấp sau này, các bên có thể thỏa thuận công chứng hoặc chứng thực hợp đồng ủy quyền.

Giấy ủy quyền giải quyết công việc có cần công chứng không?

Khi làm xong văn bản bạn phải làm ít nhất là 03 bản, 2 bên phải đến UBND cấp xã (Tư Pháp) hoặc Phòng Công chứng để chứng thực chữ ký ủy quyền (nếu giấy ủy quyền giữa các cá nhân trong pháp nhân). Trong trường hợp này, cán bộ tư pháp xã phường đóng vai trò là người chứng kiến/người làm chứng xác nhận việc các bên có đầy đủ năng lực dân sự (khả năng nhận thức và điều kiển hành vi) và tự nguyện tham gia quan hệ ủy quyền.

Trong một số giao dịch không yêu cầu bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan nhà nước (UBND xã, Văn phòng công chứng…) thì có thể nhờ bên thứ 3 không liên quan đến quyền và lợi ích trong hoạt động ủy quyền ký xác nhận với vai trò là người làm chứng. Hoặc nếu không có người làm chứng, không muốn có người làm chứng thì bỏ nội dung này trong trường hợp đó tòa án vẫn chấp thuận nếu phát sinh tranh chấp về sau và hai bên tự nguyện thỏa thuận các nội dung không trái với quy định của pháp luật hiện hành.

Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền như thế nào?

Không ít người đang bị lẫn lộn giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, bản chất của hai loại này hoàn toàn khác nhau.

Nếu như giấy ủy quyền chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể thì hợp đồng uy quyền được quy định rất rõ ràng tại Bộ luật Dân sự. Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền lại có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên.

Người được ủy quyền trong giấy ủy quyền không được ủy quyền lại. Tuy nhiên, đối với hợp đồng ủy quyền thì khác. Bên được uỷ quyền được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định…

Điều quan trọng nhất là trách nhiệm của bên được ủy quyền. Sau khi giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại. Còn hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền…

Mỗi một văn bản pháp lý đều sở hữu các đặc tính riêng biệt của nó.Giấy ủy quyền giải quyết công việc là văn bản mang tính pháp lý được quy định rõ trong bộ luật dân sự Việt Nam. Bởi vậy khi soạn thảo văn bản này chúng ta cần hết sức lưu ý để tránh khiến công việc bị chậm chễ. Trên đây là 2 mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc trên hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.