Cách tính hệ số lương cơ bản đơn giản và cực dễ hiểu

Nhiều người lao động chỉ quan tâm đến mức lương nhận được hàng tháng mà không biết cách tính hệ số lương cơ bản. Người lao động chưa biết được mức lương nhận được có phù hợp và tương xứng với bằng cấp không. Vậy cách tính hệ số lương cơ bản như thế nào? Thế giới việc làm sẽ chia sẻ cách tính ngay bài viết dưới đây.

Lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản là là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, đây là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị nào đó. Lương cơ bản không gồm có những khoản tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác.

Hệ số lương cơ bản là gì?
Hệ số lương cơ bản là gì?

Ngoài khái niệm lương cơ bản, các khái niệm lương cơ sở và lương tối thiểu vùng cũng thường xuyên xuất hiện trong các quy định về tiền lương. Tuy nhiên cần phần biệt ba khái niệm này, bởi vì nó không giống nhau. Lương cơ sở là mức lương được dùng làm để làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp. Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận để trả lương.

Như vậy, lương tối thiểu vùng và lương cơ sở không phải là lương cơ bản mà chỉ là căn cứ để xác định mức lương cơ bản của các đối tượng.

>>Xem thêm:

Cách tính hệ số lương cơ bản

Hệ số lương là chỉ số dùng áp dụng tính mức lương cơ bản và một số chế độ khác cho người lao động ở các cấp bậc, trình độ cụ thể, làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp hay một số doanh nghiệp đặc thù. Cách tính mức lương cơ bản như sau:

Cách tính hệ số lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức

Lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương

Trong đó:

Mức lương cơ sở: Năm 2021 mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng, trong năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch covid-19 nên chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng/tháng nên giữ nguyên mức lương cơ sở năm 2020 là 1,49 triệu đồng/tháng).

Hệ số lương: Phụ thuộc vào từng chức vụ, ngành nghề, lĩnh vực. Hệ số lương cơ bản theo quy định của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP được chia như sau:

  • Hệ số lương cơ bản bậc Trung cấp: 1.86 triệu đồng/tháng.
  • Hệ số lương cơ bản bậc Cao đẳng: 2.10 triệu đồng/tháng.
  • Hệ số lương cơ bản bậc Đại học: 2.34 triệu đồng/tháng.
Hệ số lương cơ bản của một số cấp bậc
Hệ số lương cơ bản của một số cấp bậc

Nhóm người lao động trong doanh nghiệp

Khác với công chức, viên chức, cán bộ trong cơ quan Nhà nước, lương cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp được tính dựa vào mức lương tối thiểu vùng do chính Chính phủ quy định hàng năm. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động không được thấp hơn so với mức lương tối thiểu này. Lương cơ bản của người lao động trong những doanh nghiệp năm 2021 sẽ là:

  • Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng.
  • Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng.
  • Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.
  • Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng.

Bên cạnh đó, đối với những công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Lương cơ bản có phải là lương đóng bảo hiểm xã hội không?

Hiện nay mức đóng bảo hiểm xã hội không chỉ là mức lương cơ bản nữa mà bao gồm có phụ cấp lương,  mức lương và các khoản bổ sung khác gồm có:

  • Tiền lương;
  • Phụ cấp chức danh, chức vụ;
  • Phụ cấp trách nhiệm;
  • Phụ cấp độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm;
  • Phụ cấp thâm niên;
  • Phụ cấp khu vực;
  • Phụ cấp lưu động;
  • Phụ cấp thu hút;
  • Phụ cấp có tính chất tương tự;
  • Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Bạn đã biết cách tính hệ số lương cơ bản chưa?
Bạn đã biết cách tính hệ số lương cơ bản chưa?

Nguyên tắc điều chỉnh tiền lương

  • Nguyên tắc tôn trọng sự thoả thuận của các bên về tiền lương trong quan hệ lao động: Tiền lương được hình thành trên sự thoả thuận tự nguyện và không trái pháp luật. Người lao động có quyền định đoạt sức lao động với giá cả dựa trên hiệu suất làm việc của mình trong mối tương quan thông nhất ý chí với người sử dụng lao động.
  • Nguyên tắc điều chỉnh tiền lương ở những giới hạn nhất định: Lương là sự lao động của người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận nhưng vẫn có sự can thiệp của nhà nước cụ thể là mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
  • Nguyên tắc đảm bảo công bằng và không phân biệt đổi xử về tiền lương: Với sự chênh lệch mức sống, điều kiện sinh hoạt khác nhau, đối tượng người lao động có những đặc thù riêng mà tiền lương cần được bảo toàn giá trị thể hiện ở sự công bằng và không phân biệt đối xử.

Trên đây là cách tính hệ số lương cơ bản chi tiết nhất cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các công ty, doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này của thế giới việc làm sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.