Hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên theo mẫu mới nhất

Hơn 130 trường cao đẳng, đại học đã công bố điểm chuẩn xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Hồ sơ trúng tuyển là điều kiện bắt buộc để các tân sinh viên nhập học. Tuy nhiên, nhiều em vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và chưa biết viết hồ sơ trúng tuyển như tế nào. Bài viết dưới đây của thế giới việc làm sẽ hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên chuẩn nhất.

Hồ sơ học sinh sinh viên là gì?

Để hiểu được hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên trước tiên các em tân sinh viên nên hình dung ra hồ sơ học sinh, sinh viên là gì? Cũng như như hồ sơ hay CV xin việc của người lớn khi muốn đi xin việc làm thì đối với tân sinh viên cũng vậy. Khi nhận được thông báo trúng tuyển và muốn nhập  học vào một trường nào đó thì cũng phải có hồ sơ học sinh sinh viên.

Hồ sơ học sinh sinh viên là gì?
Hồ sơ học sinh sinh viên là gì?

Hồ sơ học sinh sinh viên là những giấy tờ chưa những thông tin cần phải có khi muốn nhập học. Trong hồ sơ học sinh sinh viên sẽ cung cấp những thông tin cá nhân ngày sinh, năm sinh, giới tính, điểm thi được, quá trình học tập, thành phần gia đình, địa chỉ sống,… Khác với CV xin việc, hồ sơ học sinh sinh viên không cần phải đề cập quá đến kinh nghiệm làm việc vì học sinh chưa đi làm. Hồ sơ này chỉ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân là chính.

>> Xem thêm:

Hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên

Hồ sơ học sinh sinh viên gồm có 4 phần chính đó là phần bìa hồ sơ, thông tin cá nhân của học sinh sinh viên, thông tin của gia đình và cuối cùng là phần xác nhận của người thân và chính quyền địa phương.

Hướng dẫn viết trang bìa của hồ sơ học sinh sinh viên

Phần bìa của hồ sơ học sinh sinh viên gồm có những nội dung như sau:

  • Họ và tên: Viết họ tên của học sinh sinh viên bằng chưa in hoa có dấu.
  • Ngày tháng năm sinh: Điền đầy đủ thông tin về ngày tháng năm sinh của học sinh sinh viên.
  • Hộ khẩu thường trú: Điền địa chỉ hiện tại nhà của bạn theo sổ hộ khẩu.
  • Khi cần báo tin cho ai? Ở đâu?: Điền thông tin người thân của bạn, tốt nhất là điền số điện thoại của bố hoặc mẹ và địa chỉ đính kèm.
  • Điện thoại liên hệ: (bố, mẹ, anh, chị,…)
  • Phần góc trái sẽ có một mục Hồ sơ gồm có, bạn hãy ghi lần lượt những loại giấy tờ mà nhà trường yêu cầu cần phải cung cấp như sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên, photo công chứng CMND, sổ hộ khẩu, giấy báo trúng tuyển, hình thẻ, bảng điểm và giấy chứng nhận tạm thời tốt nghiệp THPT,…
Hướng dẫn viết trang bìa của hồ sơ học sinh sinh viên
Hướng dẫn viết trang bìa của hồ sơ học sinh sinh viên

Hướng dẫn viết thông tin cá nhân của học sinh sinh viên

Phần đầu của hồ sơ nhìn bên góc trái sẽ thấy ô nhỏ yêu cầu bạn dán ảnh thẻ khổ 4x6cm, hình thẻ này phải đóng dấu giáp lai vào ảnh.

  • Họ và tên: Viết đầy đủ họ tên bằng chữ in hoa, có dấu
  • Giới tính: Nếu bạn là nam thì ghi nam, nữ thì ghi nữ.
  • Ngày tháng và năm sinh: Điền ngày tháng năm sinh của học sinh sinh viên.
  • Dân tộc: Bạn ghi vào ô số 1 nếu mình là dân tốc Kinh, ghi số 0 nếu bạn là dân tộc khác.
  • Tôn giáo: Bạn ghi không nếu mình không theo tôn giáo nào, còn nếu có thì bạn ghi tên tôn giáo mà bạn đang theo.
  • Thành phần xuất thân: Bạn ghi 1 nếu xuất thân từ gia đinhg làm công nhân viên chức, ghi 2 nếu là nông dân, ghi 3 nếu bạn không thuộc thành phần 1 và 2.
  • Đối tượng dự thi: Bạn ghi như trong giấy báo dự thi hoặc có thể để trống.
  • Ký hiệu trường: Viết mã trường mà bạn nhập học, ví dụ bạn học trường đại học An ninh Nhân dân thì ghi ANS; Đại học Bách khoa Hà Nội thi ghi BKA,… ký hiệu trường học này bạn có thể tham khảm trên mạng hoặc vào trực tiếp trang web của trường.
  • Số báo danh: Ghi số báo danh dự thi của học sinh sinh viên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
  • Kết quả học lớp cuối cấp ở THPT, Trung học Bổ túc, Trung học Nghề, Trung cấp Chuyên nghiệp: Điền kết quả về học tập, hạnh kiểm và xếp loại tốt nghiệp.
  • Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Ghi theo sổ đoàn của học sinh sinh viên.
  • Ngày vào Đảng CSVN: Ghi theo sổ Đảng viên để trống nếu chua vào Đảng.
  • Khen thưởng, kỷ luật: Nếu được khen thưởng thì ghi đầy đủ thông tin giải thưởng đề tài khoa học, nếu không điền không.
  • Hộ khẩu thường trú: Trong sổ hộ khẩu ghi sao thì ghi giống như vây.
  • Thuộc khu vực tuyển sinh nào: Ghi giống giấy báo dự thi, điền khu vực 1 nếu bạn thuộc dân tộc và miền núi, khu vực 2 nếu bạn ở nông thôn,…
  • Ngành học: Ghi đầy đủ tên ngành và mã ngành bạn chọn, ví dụ ngành công nghệ thông tin có mã ngành là 7480102
  • Điểm thi tuyển sinh: Ghi rõ tổng điểm tổ hợp môn mà bạn xét tuyển vào trường và điểm thi của từng môn trong tổ hợp.
  • Điểm thưởng: Ghi điểm thưởng nếu có còn không thì ghi không.
  • Lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm: Nếu có thì ghi rõ lý do được tuyển thẳng còn không có thì để trống.
  • Năm tốt nghiệp: Chỉ ghi 2 số cuối của năm bạn tốt nghiệp THPT. Ví dụ năm 2021 thi chỉ cần ghi 21.
  • Số chứng minh thư nhân dân: Điền đúng số CMND của bạn, hoặc có thể ghi số thẻ căn cước.
  • Tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động: Điền những mốc thời gian theo cấp học mà bạn đã học quan như cấp tiểu học, trung học cơ sở, THPT và kèm theo tên trường.
Hướng dẫn viết thông tin cá nhân của học sinh sinh viên
Hướng dẫn viết thông tin cá nhân của học sinh sinh viên

Hướng dẫn điền thành phần gia đình

  • Họ tên cha: Ghi họ tên cha đầy đủ.
  • Sinh năm: Điền ngày tháng năm sinh của cha mình.
  • Quốc tịch: Ghi rõ quốc tịch của cha. Tôn giáo và thông tin về địa chỉ thường trú.
  • Hoạt động kinh tế – chính trị – xã hội: Ghi rõ thời gian, địa điểm, nếu không có thì bỏ qua.
  • Nghề nghiệp (chức vụ và cấp bậc) trước và sau 30/4/1975
  • Tương tự nội dung đó với thông tin của mẹ. Ngoài ra còn có mục thông tin của vợ/chồng và anh/chị em trong gia đình. Nếu có thì khao thông tin giống như thông tin của cha.
Hướng dẫn điền thành phần gia đình
Hướng dẫn điền thành phần gia đình

Hướng dẫn ký xác nhận thông tin của học sinh sinh viên

Phần cuối sẽ có dòng chữ “ Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong bản khai này là đúng sự thật, nếu có gì gian dối tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Học sinh sinh viên chỉ cần ký xác nhận rõ họ tên, đồng thời phải có chữ ký của bố hoặc mẹ kèm theo.

Khi đã hoàn thiện hồ sơ như hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên và các giấy tờ liên quan thì bạn đi đến cơ quan, chính quyền tại địa phương đang cư trú để công chứng là xong.

Hướng dẫn ký xác nhận thông tin của học sinh sinh viên
Hướng dẫn ký xác nhận thông tin của học sinh sinh viên

Một số lưu ý khi viết hồ sơ học sinh sinh viên

Ngoài việc làm theo hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên để bộ hồ sơ thêm phần trang trọng thì bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Cố gắng không nên tẩy xóa trong hồ sơ học sinh sinh viên.
  • Không nên ghi quá dài dòng trong hồ sơ học sinh sinh viên như mục tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động, lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm.
  • Ghi đúng thông tin cá nhân và gia đình, tuyệt đối không khai sai lệch hoặc phóng đại thông tin.
  • Đọc kỹ yêu cầu của nhà trường về các loại giấy tờ để tránh thiếu thông tin ảnh hưởng đến quá trình nhập học.
  • Nộp đúng hạn hồ sơ học sinh sinh viên về trường đại học.

Như vậy, thông qua hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên của thế giới việc làm trên đây, hi vọng sẽ xóa tan đi lo lắng cho các bạn tân sinh viên về cách viết và cách trình bày sơ yếu ký lịch để kịp thời gian nhập học.