Thỏa ước lao động tập thể là gì? Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực khi nào?

Thỏa ước lao động tập thể là những thỏa thuận mà pháp luật không bắt buộc, nhưng đây là văn bản rất quan trọng, được xây dựng, ký kết trên cơ sở thương lượng giữa hai bên. Thỏa ước lao động tập thể sẽ là cơ sở để bảo đảm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động. Vậy thỏa ước lao động tập thể là gì? Hãy cùng thế giới việc làm tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thỏa ước lao động tập thể là gì?

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Thỏa ước lao động tập thể còn được gọi là thỏa thuận thương mại giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua cơ quan của tổ chức, nhóm đại diện.Thỏa ước lao động tập thể được chia ra thành 3 loại:

  • Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.
  • Thỏa ước lao động tập thể ngành.
  • Thỏa ước lao động tập thể khác.
Thảo ước lao động tập thể là gì?
Thỏa ước lao động tập thể là gì?

Thỏa ước lao động tập thể đạt được bằng phương thức thương lượng. Mỗi lao động tập thể và người sử dụng lao động hoặc tổ chức người sử dụng lao động có quyền thương lượng trong tất cả các lĩnh vực có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Không phải cuộc thương lượng nào cũng đem lại sự thỏa hiệp, tuy vào mức độ của những vấn đề còn tồn đọng.

>>Xem thêm:

Nội dung của thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước lao động tập thể có thể là câu hỏi về việc điều chỉnh bằng thỏa thuận các vấn đề còn tồn tại giữa các bên chưa được giải quyết hoặc thay thế các quy định hiện hành trước đây bằng các quy định mới. Nó là kết quả của một quá trình thương lượng sâu rộng giữa các bên liên quan đến các vấn đề như:

  • Tiền lương.
  • Số giờ lao động.
  • Chế độ cho người học việc, thai sản.
  • Chế độ tăng lương.
  • Giờ làm việc và điều kiện.
  • Lợi ích nhân viên.
  • Các thủ tục khiếu nại và trọng tài.
  • Hạn chế về đình công.
  • Quyền và trách nhiệm của công đoàn.
  • Quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý.
  • Các thủ tục sa thải, sa thải, triệu hồi hoặc kỷ luật.

Điều quan trọng là sau khi đạt được thỏa ước lao động tập thể, cả người sử dụng lao động và tập thể lao động đều phải tuân theo thỏa thuận đó. Do đó, người sử dụng lao động nên thuê cố vấn pháp lý trước khi tham gia vào quá trình thương lượng tập thể.

Thỏa thuận được coi là bằng văn bản nếu nội dung của thỏa thuận đã được ghi trong biên bản đã được phê duyệt. Thỏa thuận miệng hoặc thỏa thuận không liên quan đến mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động thì không được coi là thỏa ước lao động tập thể.

Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực khi nào?

Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực khi được sự thông nhất giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động. Trước khi tiến hành thỏa ước phải lấy ý kiến của tập thể người lao động.

  • Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp: Chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
  • Thỏa ước lao động tập thể ngành: Chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tán thành.
  • Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp: Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp. Người được lấy biểu quyết là toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp.
Thỏa ước chỉ có hiệu lực khi 50% người được lấy ý kiến đồng ý
Thỏa ước chỉ có hiệu lực khi 50% người được lấy ý kiến đồng ý

Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do tổ chức đại diện người lao động quyết định. Tuy nhiên, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng.

Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể kéo dài bao lâu?

Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực trong một thời hạn cụ thể được nêu trong thỏa thuận. Thông thường thoả ước lao động tập thể có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm. Các doanh nghiệp lần đầu tiên ký thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp thì thoả ước duới 1 năm. Khi thoả ước lao động tập thể hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng, thì thoả ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời gian không quá 60 ngày.

Không giống như các hợp đồng thông thường, nghĩa vụ của các bên không kết thúc khi thỏa ước lao động tập thể hết hiệu lực. Trong thời hạn 3 tháng trước ngày hết hạn nếu muốn thỏa ước lao động tập thể được tiếp tục thì phải ấp ứng điều kiện là phần lớn người lao động tiếp tục ủng hộ ban quản lý phải thương lượng một cách thiện chí để có được một thỏa thuận thương lượng tập thể kế thừa, trong thời gian đó, các điều khoản của hợp đồng hết hạn thường tiếp tục.

Thỏa ước lao động tập thể
Thỏa ước lao động tập thể phải được đọc lại trước người lao động trước khi ký kết

Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể có được không?

Trong trường hợp tự nguyện sửa đổi, bổ sung, các bên có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể trong thời hạn thì có thể tiến hành như sau:

  • Sau 03 tháng thực hiện đối với thoả ước lao động tập thể có thời hạn dưới 01 năm.
  • Sau 06 tháng thực hiện đối với thoả ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.

Trường hợp bắt buộc sửa đổi, bổ sung khi quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật, thì hai bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trong vòng 15 ngày, kể từ ngày quy định của pháp luật có hiệu lực. Việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể được tiến hành như việc ký kết thoả ước lao động tập thể.

Trong nền kinh tế thị trường phát triển, thì việc thiết lập thỏa ước lao động tập thể đối với tập thể người lao động và doanh nghiệp thể hiện sự đi lên của doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên trong quan hệ lao động, nhằm cụ thể hoá các quy định của pháp luật phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng doanh nghiệp.