Những Việc Cán Bộ, Công Chức Không Được Làm

Cán bộ, công chức là một mắt xích quan trọng không thể thiếu của bất kỳ nền hành chính nào. Đội ngũ này có vai trò thực thi pháp luật để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm hiệu lực của đường lối thể chế của giai cấp cầm quyền.

Với tiêu chí đạo đức đó, muốn thực hiện được tốt vai trò của mình thì NHỮNG VIỆC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC LÀM là gì? Hãy cùng thế giới việc làm theo dõi bài viết dưới đây.

Cán bộ, công chức là thành phần nào?

Cán bộ, công chức là một trong ba yếu tố của Nền hành chính nhà. Bộ phận là những người thực thi công vụ trong bộ máy hành chính công quyền, không kể những người lâu nay gọi là viên chức nhà nước nhưng làm việc ở các doanh nghiệp Nhà nước hoặc các đơn vị sự nghiệp,dịch vụ không thuộc bộ máy công quyền.

Cán bộ, công chức là một mắt xích quan trọng không thể thiếu của bất kỳ nền hành chính nà0

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo Chủ Tịch HCM thì người cán bộ công chức không chỉ có tài mà còn phải có đức.  Đạo đức luôn giữ vị trí hàng đầu,cơ bản,quyết định nhân của người cán bộ,công chức. Trong bất cứ hoàn cảnh nào người cán bộ, công chức cũng phải đặt của nhân dân, của Đảng và nhà nước lên trên hết.

>>Xem thêm:

Những việc cán bộ, công chức không được làm

Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ

  • Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
  • Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
  • Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
  • Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Tham ô, tham nhũng là điều cấm kỵ của Cán bộ, công chức

Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước

  •  Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
  • Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
  • Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.

Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến văn hóa giao tiếp với nhân dân

  • Khoản 2 Điều 17 quy định Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.

Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam

  • Theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng, cán bộ, công chức, viên chức không được Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ. Theo đó, vẫn có thể được phép kinh doanh mà không phải là các vị trí như người thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã.
Can bộ, công chức không được thành lập doanh nghiệp
  • Theo quy định tại khoản 4 điều 20 luật phòng chống tham nhũng năm 2018, đối với cán bộ, công chức là Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
  • Cán bộ, công chức, viên chức là đối tượng không được phép tham gia hoạt động bán hàng đa cấp.

Một số công việc khác mà cán bộ, công chức không được làm

  • Theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 17 Luật luật sư năm 2006 ( sửa đổi, bổ sung năm 2012),  những người đang là cán bộ, công chức, viên chức thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
  • Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.
  • Trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;
  • Cán bộ công chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;
  • Tự ý cải tạo, sửa chữa, làm thay đổi kết cấu, công năng của nhà ở công vụ. Tự ý chuyển đổi hoặc cho thuê lại nhà ở công vụ đã được giao.
Cán bộ, công chức phải trung với Đảng hiếu với Dân xứng đáng là chỗ dựa vững chắc cho dân

Khi sự nghiệp đổi mới của đất nước diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ thì vấn đề nguồn lực con người càng khẳng định vai trò quyết định. Từ đó, đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác đào tạo bồi dưỡng nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp. Để có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thì phải tránh xa những việc cán bộ, công chức không được làm.