Tại Sao Giải Quyết Việc Làm Đang Là Vấn Đề Xã Hội Gay Gắt Ở Nước Ta

Mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động, đây là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, sự khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 và chất lượng lao động hạn chế đã gây ra tình trạng thất nghiệp trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, thu nhập và sự phát triển của xã hội.

Do vậy, giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay. Hãy cùng thế giới việc làm theo dõi bài viết dưới đây để nắm bắt rõ hơn về vấn đề này nhé.

Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay?

Việc làm đang là vấn đềđược người lao động quan tâm nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát hiện nay. Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay bởi vì:

Nước ta là nước có dân số đông

Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay. Tính đến hết năm 2017, dân số nước ta đạt 96,02 triệu người, trong đó nữ chiếm khoảng 48,94%. Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.

Tỷ lệ người thất nghiệp cao

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Trong đó, lao động bị giảm thu nhập (với mức giảm thu nhập nhẹ) là 68,9%; lao động phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên là gần 40% và lao động buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 14%.

Giải quyết việc làm là vấn đề xã hội gay gắt hiện nay

Nghề giúp việc đang nổi lên là một nghề thu nhập rất ổn định, không mất chi phí đi lại, ăn ở. Nghề mà giúp chị em tiết kiệm đến cả trăm triệu đồng mỗi năm.

Gia tăng dân số trong những năm qua kéo theo gia tăng về lực lượng lao động trên 50% lao động là nam giới. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể và cho thấy lao động nữ chiếm một lượng đông đảo. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động nữ khá cao so với lao động nam do hạn chế về sức khỏe, những mâu thuẫn giữa sinh đẻ và làm việc, cơ hội tìm được việc làm vừa ý sau khi sinh là thấp.

Theo thống kê tỉ lệ thất nghiệp có sự chênh lệch nhau giữa vùng miền, cụ thể: Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 5,3%, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3%.

Tỷ lệ thất nghiệp cao, người lao động không có việc làm sẽ gây áp lực lên xã hội, phát sinh nhiều tệ nạn xã hội:

  • Ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động: không có việc làm đồng nghĩa với không có thu nhập. Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế… chất lượng cuộc sống giảm sút đáng kể.
  • Ảnh hưởng đến trật tự xã hội: thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều lêm như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đên biến động về chính trị.

Nguồn lao động dồi dào nhưng chưa được khai thác gây lãng phí tài nguyên

Nguồn lao động là vốn quý của quốc gia, nếu không sử dụng hết sẽ vừa gây lãng phí, vừa gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, xóa đói giảm nghèo, ổn đinh xã hội.

Nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,..do thiếu lao động mà phải nhập khẩu lao động Việt Nam dưới hình thức xuất khẩu lao động. Còn ở nước ta, nguồn lao động dồi dào nếu không biết tận dụng sẽ gây lãng phí rất lớn.

Trên đây là 3 lý do khiến cho vấn đề giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay.

>>Xem thêm:

Những mặt hạn chế của lao động Việt Nam

Nguồn lao động dồi dào, nhu cầu tuyển dụng của các công ty cũng cao nhưng tại sao vẫn xảy ra tình trạng thất nghiệp, không có việc làm? Dưới đây là một số vấn đề còn hạn chế của lao động Việt Nam:

Chất lượng lao động chưa đáp ứng nhu cầu thị trường

  • Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thông tin viễn thông, du lịch…) và công nghiệp mới.
  • Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi.
  • Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
Chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo

Phân bố nguồn lao động không đồng đều

Cơ cấu lực lượng lao động phân theo 2 khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch lớn. Nhìn chung, lực lượng lao động ở nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm khoảng gần 70%. Con số này có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức cao. Cả nước hiện có khoảng 17 triệu thanh niên nông thôn có độ tuổi từ 15-30, chiếm 70% số thanh niên và 60% lao động nông thôn. Tuy nhiên, 80% trong số này chưa qua đào tạo chuyên môn. Đặc điểm này là trở ngại lớn cho lao động nông thôn trong tìm kiếm việc làm.

Còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động

Phần lớn lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú, không có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở, học tập, chữa bệnh… trình độ học vấn của lao động di cư thấp và phần đông chưa qua đào tạo nghề.

Hầu hết các khu công nghiệp và khu chế xuất – nơi sử dụng đến 30% lao động di cư không có dịch vụ hạ tầng xã hội (ký túc xá, nhà trẻ, nhà văn hóa, đào tạo nghề, tham gia bảo hiểm xã hội…), lao động di cư ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Tình trạng trên dẫn tới hậu quả là nguồn cung lao động không có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các vùng, các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Các giải pháp giải quyết vấn đề việc làm:

Để giải quyết vấn đề việc làm, khắc phục những hạn chế trên, trước mắt thị trường lao động Việt Nam cần tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa và thị trường. Cụ thể:

  • Hoàn thiện khung khổ pháp luật để thị trường lao động phát triển phù hợp với quy luật của thị trường, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia thị trường lao động, nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.
  • Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. Chú trọng hỗ trợ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và lao động vùng biên.
  • Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
  • Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.
  • Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn, thí điểm đặt hàng hợp đồng với trung tâm dich vụ việc làm và  các tổ chức, đơn vị có liên quan khác để thực hiện các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm.
Ngày hội việc làm là một cơ hội cho người lao động
  • Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về việc làm; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng khung chương trình và tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ tư vấn viên của trung tâm dịch vụ việc làm; Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lao động, việc làm, nhất là cho lao động nông thôn, lao động di cư và các đối tượng lao động đặc thù…
  • Thành lập, tổ chức lại hệ thống các cơ sở dự báo nhu cầu đào tạo, tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo nghề để dự báo, đánh giá chính xác năng lực và sản phẩm đào tạo của các trường đại học và cơ sở đào tạo nghề đảm bảo đạt chuẩn đầu ra về chất lượng gắn với thị trường lao động.

Như vậy, giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay. Và với những định hướng giải quyết của nhà nước trên. Chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng nhưng trong tương lai gần, lao động Việt Nam sẽ là lao động chất lượng, có chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu của xã hội. Từ đó  thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa để Việt Nam trở thành một nước có nền kinh tế phát triển đứng vào hàng ngũ các nước công nghiệp trên thế giới.